Hoạt động quản lý, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) giai đoạn 2016-2020 được đánh giá là phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nhiều kết quả nổi bật đã được ghi nhận trong việc đặt hàng nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tiễn, trọng tâm là 4 ngành công nghiệp chủ lực, 9 ngành dịch vụ, ngành công nghiệp hỗ trợ, 7 chương trình đột phá và quản lý phát triển đô thị của TP.HCM.

Theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, trong giai đoạn 2016 - 2020, Sở đã tổ chức nghiệm thu 470 nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN. Trong đó có 98,8% nhiệm vụ được ứng dụng vào thực tế (55,5% ứng dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý cho các sở ngành, hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân, 43,3% ứng dụng gián tiếp vào giảng dạy, tài liệu tham khảo…), tăng 2,5 lần so với giai đoạn 2011 - 2015.

Trong số các nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN được ứng dụng, Chương trình Công nghệ Công nghiệp - Tự động hóa, Chương trình Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin, Y tế, An ninh Quốc phòng là những chương trình có tỷ lệ ứng dụng cao nhất (trên 65%). Đối với các nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN nghiệm thu, có 157 nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp (chiếm 33,4%), các nhiệm vụ này đều mang lại hiệu quả trong hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo của Sở KH&CN cũng cho thấy, giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động KH&CN Thành phố luôn bám sát các nghị quyết, quyết định của các cơ quan trung ương và đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố nhằm tập trung nguồn lực đầu tư, phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, chương trình phát triển sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp, hỗ trợ các ngành dịch vụ và các chương trình đột phá.

Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ nổi bật của giai đoạn này như sau:

+ Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và tự động hoá, các nghiên cứu đã góp phần thiết kế, chế tạo thành công nhiều chủng loại sản phẩm, thiết bị cơ khí đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các nghiên cứu tập trung vào giải mã công nghệ chế tạo máy CNC; thiết kế, chế tạo robot; thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển tự động các quá trình sản xuất và công nghệ gia công; nghiên cứu thiết kế thiết bị, công nghệ phục vụ thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản;…

Có thể kể đến các sản phẩm như Chuỗi khuôn dập liên hoàn sản phẩm từ kim loại tấm. Hiện nay sản phẩm được chuyển giao, ứng dụng 4 bộ khuôn liên hoàn cho 2 doanh nghiệp (Công ty Cổ phần SX-TM-DV Saki và Công ty TNHH Sản xuất Cân Nhơn Hoà), giúp tăng năng suất lao động từ 71,43% đến 321,05%, tiết kiệm lao động từ 75% đến 84,71%, giảm chi phí đầu tư thiết bị từ 2,8% đến 51,52%, giảm điện năng tiêu thụ từ 2,17% đến 74,58%,… Một sản phẩm khác là Hệ thống cấp cán bàn chải tự động với các tính năng mở rộng và đạt độ ổn định cao. Hệ thống này giúp đơn vị ứng dụng thay thế được 135 công nhân (3 ca làm việc), giảm nhân công làm việc trong môi trường độc hại (ô nhiễm tiếng ồn, cường độ công việc cao, rung động lớn và liên tục…). Hiện nay, Công ty TNHH DV Kỹ thuật Thương mại Nhất Tinh sản xuất và bán được 90 máy với giá 720 triệu đồng/máy. Hoặc Hệ thống tự động tạo khoen dây giày phục vụ công nghiệp da giày, giúp đơn vị ứng dụng thay thế được 180 công nhân. Hiện Công ty TNHH DV Kỹ thuật Thương mại Nhất Tinh sản xuất và bán được 30 máy cắt-gập-hàn khoen dây giày tự động với giá 160 triệu đồng/máy. Ngoài ra, Dây chuyền máy vắt – sấy bã sẵn năng suất 1 tấn khô/giờ được chuyển giao ứng dụng thử nghiệm tại Công ty Cổ phần Fococev Bình Phước. Hiệu quả kinh tế mang lại là giá thành bã sắn vắt - sấy khô bằng thiết bị của dự án khi sấy bằng biogas là 1.400 đồng/kg, sấy bằng củi là 1.900 đồng/kg (với giá bã sắn tươi 125 đồng/kg, 8kg tươi/1kg khô), trong khi giá thị trường là 3.600 đồng/kg. Dây chuyền tự động dập nắp nhựa có giá thành bằng 80% - 90% giá sản phẩm nhập khẩu tương đương; Máy ép viên nhiên liệu Pellet BP-600 (bằng 60-70% giá sản phẩm nhập khẩu tương đương của Trung Quốc và Ấn Độ); Hệ thống băng tải đai tự động vận chuyển bao gói, giá thành bằng 50% giá sản phẩm nhập khẩu tương đương;…

Các sản phẩm hỗ trợ quy trình sản xuất có thể kể đến Quy trình sản xuất tinh gọn cho doanh nghiệp may, áp dụng tại Xí nghiệp 123, Công ty Cổ phần may Hữu Nghị. Kết quả nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp giảm thời gian không tạo ra giá trị gia tăng ước tính xuống còn 4%. Quy trình công nghệ sơ chế, xử lý, đóng gói và bảo quản rau ăn lá sau thu hoạch đã giúp tăng thời gian bảo quản rau củ quả lên gấp 2-3 lần so với phương pháp truyền thống, giảm tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch xuống dưới 2% (biện pháp truyền thống hao hụt 10-15%), nhờ vậy giảm chi phí bảo quản và tăng hiệu quả sản xuất cho người dân.

07HDKHLVNCKH20162020h4.jpg

Sản phẩm thiết bị điện: đề tài Chế tạo dây hợp kim nhôm 6201 dùng để sản xuất cáp điện đã xây dựng được quy trình công nghệ nấu luyện hợp kim nhôm 6201 và sản xuất thử cáp hợp kim nhôm AAAC 7x2,7mm tại nhà máy sản xuất cáp điện. Sản phẩm hóa chất nhựa cao su: công nghệ chế biến mủ cao su thiên nhiên đạt tiêu chuẩn sản xuất lốp ô tô radial. Đây là kết quả của đề tài Nghiên cứu công nghệ chế biến mủ cao su thiên nhiên đạt tiêu chuẩn sản xuất lốp ôtô radial.

Sản phẩm đồ uống: các loại trà thảo mộc (chùm ngây, tía tô, lá vối); quy trình sản xuất sữa đậu nành bổ sung sữa bột nguyên kem và probiotic thay thế sữa cao năng lượng dành cho người bệnh nặng kém dung nạp lactose cần nuôi ăn bằng ống thông (sonde) và sữa đậu nành bổ sung sữa bột nguyên kem và probiotic. Đây được xem là quy trình có giá trị nhân văn trong việc ứng dụng bổ sung dinh dưỡng rộng rãi cho bệnh nhân nặng có thu nhập thấp (giá thành sản phẩm thấp hơn gần 50% so với giá sản phẩm cùng loại trên thị trường).

+ Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử viễn thông, các nghiên cứu hướng đến tạo ra các sản phẩm thông minh phục vụ đề án “Đô thị thông minh” và “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV” dựa trên nền tảng công nghệ IoT, Blockchain, khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo; an ninh thông tin; công nghiệp vi mạch bán dẫn và cảm biến.

Có thể kể đến Công nghệ thiết kế, chế tạo bộ đèn LED và giải pháp quản lý chiếu sáng thông minh đồng bộ. Sản phẩm đang được triển khai thử nghiệm tại Đại học Quốc gia, Khu Công nghệ cao TP.HCM và định hướng áp dụng rộng rãi trên địa bàn Thành phố, phục vụ cho Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh. Từ kết quả nghiên cứu, Trường Đại học Bách Khoa tiếp tục hợp tác cùng Công ty Điện Quang triển khai dự án sản xuất thử nghiệm, tiến đến việc thương mại hóa và cung cấp sản phẩm ra thị trường. Thiết bị điều khiển tiết giảm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng dùng đèn cao áp, đã được triển khai lắp đặt thử nghiệm ở Quận 6, giúp tiết kiệm khoảng 40% tổng năng lượng cho chiếu sáng. Kết quả nghiên cứu là nền tảng cho Công ty TNHH Vilight phát triển và hoàn thiện sản phẩm kinh doanh chiến lược của đơn vị, giúp doanh nghiệp đạt doanh thu khoảng 22 tỷ đồng. Trong năm 2018, trên cơ sở các sản phẩm mang hàm lượng KH&CN cao, Công ty TNHH Vilight đã được Sở KH&CN cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp KH&CN. Mẫu ki-ốt căn-tin giao dịch thanh toán tự động, hệ thống bán và kiểm soát vé tự động đã được triển khai áp dụng trong trường học, phục vụ giao dịch thanh toán và quản lý cho khu nghỉ dưỡng, bến xe, doanh nghiệp. Đây là kết quả của đề tài Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế, chế tạo hệ thống máy giao dịch thanh toán linh hoạt đa năng. Công nghệ bảo mật hệ thống PACS (Picture Archiving and Communication System) ứng dụng chẩn đoán hình ảnh số và Hệ thống phần mềm khai thác dữ liệu DICOM trên nền Web phục vụ hội chẩn y tế qua thiết bị Mobile và Smart tivi do công ty Cổ phần công nghệ thông minh Ưu Việt (INext) nghiên cứu phát triển, hiện đã được ứng dụng tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố,…

07HDKHLVNCKH20162020h2.jpg

+ Trong lĩnh vực vật liệu mới, nhiều nghiên cứu thành công và triển khai thương mại hóa sản phẩm phục vụ các ngành công nghiệp năng lượng, xây dựng, cơ khí chế tạo máy, điện tử, hóa dược. Một số sản phẩm tiêu biểu như: bột nanolycopen ứng dụng vào sản xuất viên nang chống nắng; keo tản nhiệt từ nền vật liệu carbonnanotube và graphen để ứng dụng trong các thiết bị điện tử; công nghệ MEMS trong chế tạo linh kiện cảm biến áp suất,…

+ Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ nền tạo được các quy trình công nghệ, sản phẩm phục vụ các lĩnh vực công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường, đặc biệt nghiên cứu gen trong việc chọn giống cây, giống con chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Các nghiên cứu phục vụ chương trình giống, cây con chất lượng cao giai đoạn 2016-2025, qua đó đã góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp Thành phố phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, làm chủ công nghệ sản xuất giống cây, giống con và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Giai đoạn 2016-2020, các nghiên cứu về nhân giống, chọn tạo giống đã góp phần sản xuất 71.198,4 tấn hạt giống các loại của 38 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn Thành phố (trong đó có 11.000 tấn hạt giống rau), đáp ứng khoảng 1 triệu ha đất gieo trồng. Đồng thời lai tạo thành công các tổ hợp lai giữa nhóm lan nhập nội và nhóm lan rừng và chọn lọc 20 dòng lai được vào mẫu để nhân giống, công nhận giống mới và sản xuất cung cấp cho thị trường; xây dựng bộ sưu tập nguồn gen gồm 360 mẫu giống hoa lan các loại (lan rừng Việt Nam và lan ngoại nhập), 124 mẫu giống kiểng lá, 77 mẫu giống hoa nền, 100 mẫu giống dược liệu, trong đó có nhiều mẫu giống quý hiếm, phục vụ công tác bảo tồn, lai tạo giống mới và nhân giống cho sản xuất phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

07HDKHLVNCKH20162020h1.jpg

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp, một số kết quả nghiên cứu đáng chú ý như Thu thập và thuần dưỡng các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia sp) đã điều tra điều kiện tự nhiên về nơi phân bố, đặc điểm sinh học, sinh sản của loài và tình hình khai thác các loài cá tỳ bà bướm tại các tỉnh miền Nam Trung bộ. Đề tài có thể chuyển giao quy trình thuần dưỡng cho các hộ nuôi cá cảnh, góp phần bảo tồn chuyển vị nguồn cá ngoài tự nhiên đang bị suy giảm và có nguy cơ tuyệt chủng. Kết quả nghiên cứu được Trại cá cảnh Tân Xuyên, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao ứng dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất. Đề tài Đánh giá tác động môi trường của việc nuôi hàu (Crassostrea spp.) bằng vỏ xe đã xây dựng được các phân vùng nghiên cứu, trạm thu mẫu và bố trí thí nghiệm theo điều kiện sinh thái, môi trường và kỹ thuật nuôi hàu; nghiên cứu được một số giải pháp để giảm thiểu tác động xấu và phát triển bền vững nghề nuôi hàu ở Cần Giờ. Kết quả nghiên cứu được huyện Cần Giờ ứng dụng để chuyển giao cho các vùng nuôi hàu. Đề tài Tạo vi nhũ tương (Chitosan - dầu neem - dầu vỏ hạt điều) sử dụng để phòng chống mọt gạo (Sitophilus oryzae) đã tiêu chuẩn hoá được nguồn nguyên liệu dầu vỏ hạt điều và nghiên cứu được quy trình tạo dung dịch vi nhũ chitosan-neem, tạo chế phẩm; thử nghiệm diệt mọt gạo (Sitophilus oryzae) quy mô phòng thí nghiệm và thử nghiệm trong kho chứa nhỏ; đánh giá được hiệu quả kinh tế; đánh giá độc tính của chế phẩm chitosan-neem dạng lỏng và dạng viên nén xông hơi. Kết quả nghiên cứu có thể chuyển giao cho doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra, các nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN hỗ trợ chương trình phát triển sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao mô hình, phục vụ phát triển nhóm sản phẩm thủy sản chủ lực và nhóm sản phẩm có tiềm năng ngành nông nghiệp của Thành phố. Cụ thể như rau, hoa - cây kiểng: quy trình trồng rau ăn lá, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trồng hoa (hương thảo, dừa cạn, hoa đồng tiền, hoa chuông, dạ yến thảo,…); heo (con giống, thịt): chọn lọc giống lợn Yorkshire và Landace có khả năng sinh sản cao; quy trình nuôi các loại thủy hải sản (tôm tít, tôm thẻ chân trắng, cua, cá);…

+ Trong lĩnh vực y tế, đã nghiên cứu và ứng dụng thành công những kỹ thuật tiên tiến của thế giới trong chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao, sinh học phân tử và ứng dụng robot, laser trong phẫu thuật và vi phẫu thuật. Mô hình tiên lượng tử vong ở bệnh nhân chấn thương đã xác định các yếu tố tiên lượng tử vong sớm (trong 24 giờ đầu) và tử vong trong bệnh viện (30 ngày) ở bệnh nhân chấn thương. Sản phẩm của nhiệm vụ (Xây dựng mô hình tiên lượng tử vong ở bệnh nhân chấn thương vào khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy) giúp cung cấp thêm dữ liệu cho cấp quản lý về tình hình chấn thương, nhằm tìm các giải pháp phòng ngừa chấn thương và giảm tỷ lệ tử vong do chấn thương.

+ Trong lĩnh vực môi trường và đô thị, đã Thiết kế và chế tạo thiết bị quan trắc ngập tại các điểm thường xuyên ngập nặng, kết quả nghiên cứu được Trạm Thủ Dầu Một (Bình Dương) và 3 điểm ngập nặng tại Quận 2, Quận Thủ Đức, Quận 9 (TP.HCM) ứng dụng. Đánh giá được Tác động xã hội của các đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn Thành phố, làm cơ sở khoa học đề xuất chính sách thu phí phù hợp hơn trong thời gian tới. Xây dựng được Phương pháp luận quy hoạch hệ thống chiếu sáng công cộng bằng đèn LED, đây là cơ sở để giúp cho cơ quan quản lý có tài liệu hướng dẫn chuyên sâu, giúp tiết kiệm thời gian và ngân sách trong việc đánh giá, thẩm định các tiêu chuẩn của các dự án chiếu sáng công cộng. Kết quả nghiên cứu về Bản đồ lan truyền ô nhiễm đối với nguồn nước đã ứng dụng các phần mềm hiện đại, giúp nhà quản lý giảm thiểu chi phí giám sát môi trường hàng năm, giúp dân cư sống phụ thuộc vào hệ thống sông/kênh nhận diện và giảm thiểu được rủi ro về sức khỏe từ nguồn nước bị ô nhiễm. Thông qua nhiệm vụ đã cung cấp công cụ và giải pháp hỗ trợ cho các nhà quản lý, giám sát môi trường trên địa bàn Thành phố.

Giai đoạn 2021 - 2025, hoạt động KH&CN TP.HCM gắn liền với nhiệm vụ tái cấu trúc các chương trình nghiên cứu khoa học - phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực KH&CN. Mục tiêu của chương trình tái cấu trúc là thực hiện có hiệu quả các chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm; nghiên cứu ứng dụng, phát triển, giải mã và chuyển giao một số công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV để tạo ra các sản phẩm phục vụ doanh nghiệp và các đề án đô thị thông minh, đô thị sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển kinh tế - xã hội Thành phố; gắn kết các thành phần để hình thành hệ sinh thái hợp tác giữa khu vực nghiên cứu với khu vực công nghiệp nhằm tạo lập môi trường thúc đẩy phát triển công nghệ, làm chủ công nghệ, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm; đưa Viện Công nghệ tiên tiến và Đổi mới sáng tạo vào hoạt động và sẽ là cầu nối giữa khu vực nghiên cứu với khu vực công nghiệp, đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ cho các ngành công nghiệp, thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ các trường, viện và hợp tác với các tổ chức quốc tế nghiên cứu phát triển công nghệ;…

Theo đó, các chương trình nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2021 – 2025 gồm: nghiên cứu ứng dụng công nghệ phục vụ đô thị thông minh và chuyển đổi số; nghiên cứu phát triển công nghệ công nghiệp; nghiên cứu chăm sóc sức khỏe; nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao; nghiên cứu quản lý và phát triển đô thị; chương trình Vườn ươm khoa học và công nghệ Trẻ.

Lam Vân (CESTI)

Hệ thống Smart Elearning tiếp tục được giới thiệu đến các quận huyện, Thành phố Thủ Đức, các trường và cơ sở giáo dục thông qua hội thảo trực tuyến ngày 16/10: “Hệ thống Smart Elearning - Giải pháp tổng thể đào tạo và khảo thí trực tuyến cho khối K12”.

Hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp cùng với Sao Mai Education Group tổ chức nhằm thúc đẩy ứng dụng giải pháp công nghệ giúp nâng cao hiệu quả kết hợp chuyển đổi số trong đào tạo.

Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ (Chủ nhiệm CLB các Cơ sở Đào tạo, Bồi dưỡng tiếng Anh phía Nam - STESOL) cho biết, hiện nay, các trường trung học phổ thông ở nước ta đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp LMS phục vụ đào tạo trực tuyến. Các thầy cô giáo đã quen sử dụng các công cụ, phương pháp tích hợp công nghệ thông tin vào dạy học hiệu quả. Tuy nhiên, cần có giải pháp toàn diện hơn để đảm bảo dạy học online không phải là tạm thời mà là một giải pháp ổn định lâu dài, phục vụ cho chuyển đổi số. Đối với trường phổ thông, nền tảng dạy học trực tuyến cần chú ý đảm bảo các tiêu chí quan trọng: giao diện (tùy biến, đa dạng và hỗ trợ smartphone); công cụ kiểm tra/đánh giá (hỗ trợ nhiều định dạng câu hỏi để kiểm tra, đánh giá); bộ công cụ tạo bài giảng/học liệu cho giáo viên phải phong phú, đa dạng; công cụ báo cáo, hỗ trợ công tác quản lý; tích hợp hệ thống video conferencing.

08HDKHLVhtSaomaih2.jpg

Ông Nguyễn Ngọc Vũ trình bày về các tiêu chí của một hệ thống Elearning cho trường phổ thông.

Bà Nguyễn Thị Hồng Liên (chuyên gia Elearning - Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ Chất lượng Giáo dục, Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam) cho rằng, hệ thống dạy học online không chỉ tạo tính nhất quán dễ dàng cho giáo viên mà còn thuận lợi cho học sinh, từ việc thiết kế bài giảng, thiết kế nội dung học tập cho đến đánh giá/quản lý học sinh, tăng cường tính tương tác, nâng cao tính sáng tạo, chủ động của học sinh. Hiện nay, đối với tình hình dịch bệnh, một hệ thống dạy học trực tuyến tốt sẽ giúp thiết kế bài giảng một cách bài bản; nội dung hoạt động học tập lấy người học làm trung tâm; mục đích học tập đều hướng đến tăng cường giá trị học tập cho học sinh; thúc đẩy tính đồng sáng tạo, đồng học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong lớp học; trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ nhanh chóng tiếp cận tiến bộ công nghệ và hỗ trợ trở thành công dân toàn cầu.

Ông Đào Ngọc Hoàng Giang (Tổng Giám đốc Sao Mai Education Group) cho biết, đến nay, các cơ sở pháp lý phục vụ cho đào tạo trực tuyến đã tương đối hoàn chỉnh. Các quy định, công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Tài chính cũng đều yêu cầu tăng cường đầu tư, xây dựng hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp bao gồm hệ thống LMS, hệ thống LCMS và số hóa các hoạt động quản lý, đào tạo. Theo đó, hệ thống quản lý học tập (LMS) là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quá trình học tập. Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS): một LCMS là một môi trường đa người dùng, ở đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm. LCMS quản lý các quá trình tạo ra và phân phối nội dung học tập.

08HDKHLVhtSaomaih3.jpg

Ông Đào Ngọc Hoàng Giang giới thiệu về hệ thống Smart Elearning.

Do đó, Sao Mai Education Group đã xây dựng hệ thống Smart Elearning là một hệt thống đào tạo trực tuyến (LMS, LCMS) hoàn chỉnh. Hệ thống được phát triển dựa trên nền tảng Web (WBT – Web Based Training), là hình thức sử dụng website để đào tạo. Người dạy có thể soạn bài giảng trực tiếp trên web. Người học truy cập trang web để tham gia học tập và làm bài kiểm tra. Các thông tin của người học, tài liệu sẽ được lưu trữ trên các cloud server.

Về các chức năng, Smart Elearning được phân nhóm linh hoạt, phục vụ hoạt động của từng vai trò như lãnh đạo nhà trường, quản trị hệ thống, người dạy, người học. Đối với lãnh đạo, quản lý, có thể tạo lập khóa học bất kỳ, kết nạp thành viên trong khóa học, theo dõi tiến trình của người học, theo dõi lịch sử hoạt động người học, phân công giáo viên phụ trách khóa học, chọn ngôn ngữ, thay đổi giao diện,… Chức năng cho quản trị hệ thống: cho phép người quản lý xem chi tiết thông tin về toàn bộ học viên; các lựa chọn để tìm kiếm học viên, lọc danh sách; tra cứu dữ liệu học viên phục vụ công tác đào tạo; xem và xuất báo cáo hoạt động của người học;… Chức năng cho người dạy: soạn và phân bố tài nguyên cho người học; cung cấp nội dung học tới người học (các file văn bản, ebook, các file đa phương tiện); gửi thông báo tới một nhóm hoặc tất cả học viên; tạo diễn đàn trao đổi thảo luận với đồng nghiệp và học viên; tạo bài học mới, tạo chuỗi bài tập, tạo bài thi, kiểm tra trắc nghiệm, tự luận; giám sát hoạt động của học viên trong khóa học. Chức năng cho người học: xem các khóa học hiện hành; xem các báo cáo hoạt động trên hệ thống; sử dụng các diễn đàn để trao đổi học tập với thầy cô và các bạn; nhắn tin riêng cho quản trị, giáo viên hoặc bạn học; thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá trực tuyến; theo dõi kết quả học tập.

Theo ông Giang, với bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, yêu cầu về đào tạo trực tuyến trong thời kỳ dịch bệnh đã và đang là xu hướng tất yếu trong tương lai, hệ thống Smart Elearning được thiết kế để giúp các đơn vị giáo dục đảm bảo, phát huy tối đa chức năng, nghiệp vụ đồng thời tạo điều kiện để người học chủ động về không gian, thời gian, địa điểm, học tập… Các chức năng chính nổi bật của Smart Elearning đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một hệ thống đào tạo trực tuyến hoàn chỉnh như: xây dựng bài giảng và kho học liệu đào tạo trực tuyến; giảng dạy trực tiếp qua video conferencing; tổ chức thi, kiểm tra và đánh giá trực tuyến. Vì vậy, giảng viên có thể soạn thảo bài giảng trực tiếp trên web với kho bài giảng và học liệu dễ kiểm soát do được cấu trúc theo biên mục và đối tượng tùy chọn. Học viên chỉ cần kết nối internet là sẵn sàng để học tập, kiểm tra, thi… bằng mọi thiết bị. Hiện tại, Sao Mai có thể triển khai hoàn thiện hệ thống và hiệu chỉnh theo yêu cầu của các đơn vị có nhu cầu sử dụng. Đồng thời thiết kế nhiều mô hình phòng học online, offline, phòng học thông minh, đa chức năng, phục vụ linh hoạt, đa dạng cho các hoạt động đào tạo thực tế.

08HDKHLVhtSaomaih4.jpg

Phần thảo luận, chia sẻ tại hội thảo.

Chia sẻ tại hội thảo, bà Phan Thị Quý Trúc (Phó Trưởng phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, dưới góc nhìn về KH&CN, Sở rất ủng hộ, khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục. Giải pháp đào tạo trực tuyến là một trong những hoạt động cần thiết của số hóa, ứng dụng công nghệ trong giáo dục và đào tạo. Tại TP.HCM, số lượng doanh nghiệp startup về công nghệ giáo dục chiếm khoảng 15%, trong đó tập trung vào giải pháp đào tạo trực tuyến. Elearning không chỉ ứng dụng cho học sinh, sinh viên mà cả các doanh nghiệp, công chức, viên chức cũng cần tiếp cận, làm quen với đào tạo trực tuyến. Định hướng của Thành phố trong phát triển lĩnh vực này là tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu R&D, thương mại hóa những giải pháp công nghệ ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục; hình thành hệ sinh thái công nghệ về giáo dục để có nhiều nguồn lực hỗ trợ, thúc đẩy phát triển những công nghệ chuyển đổi số về giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý, giảng dạy, đào tạo; hình thành chương trình hợp tác công tư để triển khai dài hạn cho việc phát triển những giải pháp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong giáo dục. Về các chính sách hỗ trợ, Sở KH&CN TP.HCM hiện có nhiều chương trình cụ thể, tùy vào khả năng của mỗi doanh nghiệp, Sở có thể tư vấn hướng dẫn đăng ký những gói chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn nhà nước.

Lam Vân (CESTI)

Nhóm chuyên gia tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-TPHCM vừa chế tạo thành công pin mặt trời chất màu nhạy quang có sử dụng vật liệu nanocomposite trên cơ sở graphene làm điện cực catot và anot. Pin có khả năng cải thiện hiệu suất hơn 20% so với pin dùng vật liệu Pt và TiO2 truyền thống, đồng thời giảm đáng kể lượng vật liệu Pt và TiO2 sử dụng 

Thực tế cho thấy, sự gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng hóa thạch trên phạm vi toàn cầu đã và đang kéo theo nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng như cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các vấn đề trên đã thúc đẩy nhiều nhà khoa học nghiên cứu phát triển công nghệ năng lượng tái tạo như mặt trời, điện, gió, và thủy triều.

Công nghệ để sản xuất điện từ năng lượng mặt trời bao gồm các thiết bị chuyển đổi trực tiếp bức xạ mặt trời thành hóa năng, nhiệt năng, và điện năng, điển hình là pin mặt trời. Trong thời gian qua, các nghiên cứu liên quan đến sản xuất pin mặt trời không ngừng cải tiến và mang lại nhiều kết quả khả quan, điển hình là sự xuất hiện của pin mặt trời chất màu nhạy quang (Dyesensitized Solar Sell - DSSC) hiện được nhiều quốc gia chú trọng phát triển vì giá thành sản xuất rẻ, nguyên vật liệu dùng để chế tạo điện cực của pin đa dạng. Đáng chú ý, sự phát triển mạnh của vật liệu nano như ống nano cacbon, cacbon vulcan hay graphene, cũng đã mở ra những hướng phát triển mới cho pin DSSC.

Trong đó, việc cải tiến điện cực catot và điện cực anot trong pin DSSC là những nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm, và đây cũng là mục tiêu tổng được nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Trọng điểm ĐHQG-HCM Công nghệ Hóa học và Dầu khí (Key CEPP Lab), Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-TPHCM khẩn trương đặt ra cho nhiệm vụ khoa học công nghệ “Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nanocomposite trên cơ sở graphene ứng dụng trong pin mặt trời chất màu nhạy quang”.

TS. Phạm Trọng Liêm Châu là chủ nhiệm đề tài nói trên cho biết, phạm vi của đề tài tập trung nghiên cứu ứng dụng của các loại vật liệu nanocomposite mới trên cơ sở graphene (Gr) như graphene-platin (Gr-Pt) và graphene-titan dioxit (Gr-TiO2), qua đó vừa giúp giảm chi phí sản xuất, vừa đảm bảo hiệu suất chuyển hóa năng lượng của pin DSSC.

mt

Nguyên lý hoạt động của pin DSSC (ảnh nhỏ: sản phẩm pin DSSC hoàn thiện của đề tài)

Sau 2 năm nghiên cứu, nhóm đã thành công trong việc tạo ra các sản phẩm, gồm: Keo in lụa Gr-Pt và Gr-TiO2; điện cực catot Gr-Pt và anot Gr-TiO2. Từ đó xây dựng quy trình và lắp ráp thành công pin DSSC chế tạo từ điện cực catot và anot với vật liệu là Gr-Pt và Gr-TiO2, cải thiện hiệu suất chuyển hóa năng lượng cao hơn 7%, tăng hiệu suất hơn 20% so với pin chỉ hoàn toàn sử dụng vật liệu Pt và TiO2.

mt1

Keo in lụa Gr-Pt (trên) và Gr-TiO2 (dưới) sau khi tổng hợp

Đại diện nhóm nghiên cứu khẳng định, kết quả nói trên cũng đã tạo tiền đề để tiếp tục mở rộng việc nghiên cứu các sản phẩm khác từ vật liệu nanocomposite trên cơ sở graphene. Đồng thời, quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ nói trên của Đại học Bách Khoa TP.HCM đã đào tạo thành công 4 thạc sỹ thông qua các hoạt động nghiên cứu các sản phẩm thuộc lĩnh vực năng lượng như pin mặt trời hay pin nhiên liệu, từ đó sẵn sàng nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực đầy tiềm năng này. Cùng với đó, nhóm thực hiện đề tài triển khai 3 bài báo khoa học và đã lần lượt được đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín thuộc danh mục Wed of Science như Inorganic Chemistry Communications, Electronic Materials, Arabian Journal for Science and Engineering.

Vật liệu tổng hợp giúp giảm giá thành

TS. Phạm Trọng Liêm Châu cho biết, vật liệu được sử dụng làm catot trong pin DSSC phổ biến nhất hiện nay là Pt, còn thành phần chính của anot trong pin chủ yếu là TiO2.

“Catot làm từ Pt có điểm mạnh là dẫn điện tốt, khả năng xúc tác, độ bền hóa học và hoạt động ổn định. Anot chế tạo bằng TiO2 lại khá phổ biến bởi ưu điểm về độ bền khi chịu tác động của ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, Pt là kim loại quý có giá thành cao nên chi phí sản xuất pin DSSC cũng tăng theo. Còn với TiO2, các điện tử và lỗ trống trong hợp chất dễ tái tổ hợp, làm giảm hiệu suất của pin”, TS. Châu chia sẻ.

mt2

Từ trái qua: Điện cực catot Gr-Pt, anot Gr-TiO2 và pin DSSC được nhóm nghiên cứu chế tạo thành công

Trong khi đó, graphene sở hữu nhiều ưu điểm như khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt cao, gần như trong suốt, diện tích bề mặt lớn, mềm dẻo, dễ thay đổi hình dạng,… được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực năng lượng. Hơn nữa, nhờ diện tích bề mặt lớn và khả năng dẫn điện tốt, Gr tạo thuận lợi cho quá trình xúc tác phản ứng trở nên dễ dàng, tăng khả năng hấp phụ chất màu nhạy quang của điện cực, qua đó nâng cao hiệu suất chuyển hóa của pin DSSC.

Do vậy, việc chế tạo vật liệu nanocomposite kết hợp Gr với Pt và Gr với TiO2 được thực hiện nhằm tăng cường khả năng chuyển hóa năng lượng và giảm chi phí sản xuất pin. Cụ thể, việc kết hợp vật liệu Gr và Pt sẽ tiết kiệm tối đa vật liệu Pt khi sản xuất. Đối với TiO2, sự kết hợp với Gr giúp hạn chế sự tái tổ hợp của điện tử và lỗ trống, làm tăng khả năng dẫn điện và hiệu suất của pin.

Sau quá trình nghiên cứu, nhóm đã hoàn thiện quy trình chuyển hóa hợp chất cấu thành vật liệu Gr-Pt và Gr-TiO2 với sản phẩm thu được là vật liệu Gr-Pt chỉ chứa 53% khối lượng Pt, vật liệu Gr-TiO2 chứa khoảng 60% Ti và có mật độ liên kết cao trong cấu trúc vật liệu.

mt3

Ảnh chụp SEM cắt ngang của điện cực anot Gr-TiO2

Từ quá trình trên, nhóm tiếp tục tổng hợp điện cực catot từ vật liệu Gr-Pt và anot từ Gr-TiO2 cho pin DSSC bằng phương pháp in lụa. Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thấp, quy trình chế tạo đơn giản, có thể áp dụng phủ vật liệu lên diện tích lớn, thường được áp dụng trong các nghiên cứu chế tạo điện cực trong pin DSSC.

mt4

Bề mặt của catot sử dụng mẫu keo Gr-Pt.

Thử nghiệm theo dõi độ giảm hiệu suất với điều kiện chiếu sáng liên tục trong thiết bị Solar-box cho thấy, hiệu suất pin giảm không quá 2% sau khi được chiếu sáng trong 1.000 giờ. Điều này chứng tỏ rằng, pin DSSC được chế tạo từ vật liệu nanocomposite trên cơ sở graphene có khả năng làm việc ổn định trong khoảng thời gian dài và có tiềm năng phát triển khi được thương mại hóa.

Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, quy trình tổng hợp vật liệu Gr-Pt hay Gr-TiO2 thành công góp phần thúc đẩy nghiên cứu các vật liệu chế tạo điện cực trong pin mặt trời. Bên cạnh đó, với hiệu quả làm việc của pin DSSC cũng có tiềm năng ứng dụng để chiếu sáng trong nhà và có thể mở rộng ứng dụng theo quy mô lớn hơn.

Nhìn chung, kết quả của công trình nghiên cứu đã mở ra một hướng phát triển hoàn toàn mới cho việc sản xuất pin quang năng từ vật liệu nanocomposite trên cơ sở graphene ở quy mô lớn với ưu điểm về chi phí nguyên vật liệu, khả năng sẵn sàng ở mức cao về nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như nguồn nhân lực chuyên gia tại chỗ.

Được biết, trong suốt quá trình triển khai đề tài, nhóm chuyên gia Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-TPHCM đã phối hợp chặt chẽ với công ty TNHH Pacifico Energy Vietnam để triển khai các công đoạn như tiếp nhận quy trình tổng hợp vật liệu, và từ đó sản xuất thử nghiệm pin DSSC, cũng như thực hiện các đo điểm liên quan về chất lượng, hiệu suất của sản phẩm pin mặt trời hoàn thiện.

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (thuộc Sở KH&CN TPHCM) vừa hoàn thiện bộ tiêu chí chuẩn quốc tế, phục vụ xây dựng cũng như hỗ trợ các vườn ươm khởi nghiệp theo chuẩn quốc tế, giúp nâng cao chất lượng ươm tạo, tạo nên các doanh nghiệp có giá trị cao. 

Trong nhiều năm qua, đặc biệt là từ 2015, hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở TP.HCM phát triển mạnh mẽ, từng bước trở thành động lực chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển kinh tế tri thức, tập trung nghiên cứu gắn kết với thực tiễn phục vụ phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thông qua nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN và hoạt động hỗ trợ, tuyên truyền về đổi mới sáng tạo, nổi bật như Tuần lễ Đổi mới sáng tạo TPHCM (WHISE), Giải thưởng Sáng tạo TPHCM, Giải thưởng Đổi mới và Sáng tạo TPHCM (I-Star) được tổ chức thường niên, có thể khẳng định rằng TP.HCM là cái nôi của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp cả nước, xây dựng và phát triển thành công hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo có đầy đủ những hoạt động cơ bản như tuyển chọn, ươm tạo, kết nối thị trường, tăng tốc, hỗ trợ sau ươm tạo.

Để đáp ứng nhu cầu và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) và doanh nghiệp mới thành lập, các cơ sở ươm tạo (vườn ươm) tại TP.HCM cũng đã có những bước tiến nhất định trong cả về số lượng và chất lượng hoạt động. Thực tế, 100% cơ sở ươm tạo trên địa bàn đều cung cấp không gian làm việc, không gian tổ chức sự kiện, cùng với nhiều thiết bị, cơ sở vật chất khác. Tuy nhiên, để được đánh giá và đạt xếp hạng cao trên thế giới, cơ sở ươm tạo phải đạt nhiều tiêu chí nhất định như cơ sở vật chất, chương trình ươm tạo, nội dung hoạt động, khả năng quản lý vận hành cũng như các mạng lưới liên kết kinh doanh trong và ngoài cơ sở ươm tạo. Hay nói cách khác, đây là những tiêu chí nhằm tăng cường khả năng hỗ trợ startup và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể thương mại hóa thành công các ý tưởng kinh doanh, công nghệ và tăng khả năng “sống sót” sau khi hoàn thành giai đoạn ươm tạo.

Sau quá trình khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình vườn ươm khởi nghiệp theo chuẩn quốc tế do ThS. Huỳnh Kim Tước và các cộng sự tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN TPHCM (SIHUB) đánh giá Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao  (SHTP-IC) thuộc Khu Công nghệ cao TP.HCM về cơ bản đã đáp ứng phần nào cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP.HCM, có quy trình vận hành ổn định. Tuy nhiên, số lượng nhân sự phụ trách chính cho lĩnh vực ươm tạo còn khá khiêm tốn (phần lớn là phụ trách hành chính và kỹ thuật), ngân sách dự chi hằng năm cho hoạt động ươm tạo còn thấp, chưa có kế hoạch đầu tư vào các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp rõ ràng.

ut1

Khung cơ bản về đánh giá vườn ươm

Với phương án nâng cấp thành vườn ươm khởi nghiệp theo chuẩn quốc tế, SHTP-IC hoàn toàn có khả năng gia tăng số lượng doanh nghiệp có thể được ươm tạo, đồng thời nâng cao việc cung cấp dịch vụ ươm tạo cả về lượng lẫn chất. Trong đó, SHTP-IC cần bổ sung cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo; mở rộng khu không gian làm việc và xưởng chế tạo mẫu với diện tích dự kiến 7.000m2 trên cơ sở huy động nguồn kinh phí xã hội hóa để tạo ra nơi làm việc cho hơn 50 doanh nghiệp khởi nghiệp với hơn 1.000 nhân sự; triển khai liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, phát triển giải pháp/sản phẩm công nghệ, ươm tạo công nghệ cao và thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp; hợp tác triển khai các chương trình ươm tạo chuyên đề, chương trình tăng tốc với các đối tác trong và ngoài nước theo chuẩn quốc tế.

Mục tiêu cụ thể là đến cuối năm 2025, SHTP-IC hỗ trợ ươm tạo, phát triển 200 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ hình thành 30 doanh nghiệp khoa học công nghệ; hỗ trợ đăng ký 100 sở hữu trí tuệ; hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho 50 doanh nghiệp. Đến cuối năm 2030, toàn bộ chỉ tiêu hỗ trợ tăng 100% so với 2025, riêng số dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng 150%. Qua đó, SHTP-IC sở hữu nhiều lợi thế trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, tăng số lượng doanh nghiệp giàu tiềm năng có tốc độ phát triển cao dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

ut2

Quy trình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp

Từ thực tế này, nhóm nghiên cứu tại SIHUB đã chọn SHTP-IC để đánh giá, xây dựng Bộ tiêu chí và triển khai thí điểm. Công cụ để đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, triển khai hoạt động và tổ chức vận hành tại SHTP-IC và đề xuất phương án nâng cấp thành vườn ươm khởi nghiệp theo chuẩn quốc tế là Bộ tiêu chuẩn các chỉ số đánh giá vườn ươm theo chuẩn quốc tế gồm 26 chỉ tiêu.

Bộ tiêu chuẩn đặc thù cho Việt Nam

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu 8 phương pháp đánh giá của các nước và tổ chức quốc tế, xác định được 86 tiêu chí để tham khảo, từ đó xây dựng Bộ tiêu chuẩn các chỉ số đánh giá vườn ươm theo chuẩn quốc tế với 26 tiêu chí, phân vào bốn nhóm, gồm: hạ tầng cơ sở, hoạt động và dịch vụ, quản lý vận hành, hiệu quả đầu ra. Bộ tiêu chuẩn này xây dựng trọng số và khung điểm cho hai loại hình vườn ươm là vườn ươm đại học và vườn ươm doanh nghiệp, đã được khảo sát và lấy ý kiến chuyên gia tại hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KH&CN và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN (Bộ KH&CN) tổ chức hồi tháng 10/2020.

ut3

Hội thảo Giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KH&CN và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN

Điểm sáng tạo ở Bộ tiêu chuẩn là chi tiết hóa các tiêu chí, thang điểm và phương pháp tiến hành, tạo thuận lợi cho hoạt động chấm điểm và đánh giá, dễ dàng áp dụng trong quá trình quản lý việc vận hành vườn ươm theo chuẩn quốc tế. Do đó, Bộ tiêu chuẩn là công cụ để các cơ sở ươm tạo hiện hữu ứng dụng nhằm tham khảo và tự nâng cấp, đồng thời sẽ tạo dựng nên mô hình chuẩn cho các đơn vị, tổ chức muốn thành lập cơ sở ươm tạo mới (đáp ứng theo các tiêu chí trong Bộ tiêu chuẩn).

Không chỉ minh bạch vai trò của vườn ươm trong các chính sách phát triển doanh nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp, thể hiện các khung điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp qua các tiêu chí, Bộ tiêu chuẩn còn chỉ ra điểm yếu đang tồn tại để vườn ươm có định hướng phát triển hoàn thiện hơn, gắn kết các chính sách ươm tạo doanh nghiệp của vườn ươm với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước.

PGS. TS Nguyễn Anh Thi, Giám đốc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM, đồng thời là Chủ tịch hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học công nghệ "Nghiên cứu xây dựng mô hình vườn ươm khởi nghiệp theo chuẩn quốc tế" nhận xét rằng bộ tiêu chí theo tiêu chuẩn quốc tế được nhóm nghiên cứu xây dựng không chỉ có độ phù hợp cao với hoàn cảnh ở TP.HCM, mà còn có thể áp dụng mở rộng trên phạm vi cả nước.

 “Bộ tiêu chuẩn này hy vọng sẽ được thông qua sớm, sẽ giúp ích rất nhiều cho các chủ trương, chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các vườn ươm”, TS. Nguyễn Văn Tuấn, thành viên hội đồng tư vấn nghiệm thu đề tài thông tin thêm.

Vì thế, Bộ tiêu chuẩn vừa được nhóm nghiên cứu tại SIHUB hoàn thiện chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho Sở KH&CN TP.HCM tổ chức đánh giá nhanh toàn bộ các vườn ươm, cụ thể hoá các chính sách khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trên cơ sở đánh giá, phân loại các vườn ươm, tiến hành hướng dẫn các tổ chức, đơn vị trên địa bàn Thành phố tiếp cận và sử dụng Bộ tiêu chuẩn vào kế hoạch đầu tư, thành lập, vận hành các cơ sở ươm tạo

Các chuyên gia sẽ tham gia giải đáp, tư vấn trực tiếp để các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp có nguồn thông tin tổng quan cũng như phương thức ứng dụng, triển khai trong thực tế.

Xử lý rác thải điện tử đang là mối quan tâm của các nước trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, do sự phát triển cực nhanh của nền công nghiệp điện tử trong xu thế chuyển đổi số toàn cầu. Các trường Đại học, Viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong nước đã có những giải pháp công nghệ nào để giải quyết vấn đề xử lý, tái chế rác thải điện tử?

racthaidt

Câu trả lời sẽ được hé mở tại hội thảo “Xu hướng công nghệ xử lý rác thải điện tử”, do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) tổ chức vào lúc 8 giờ ngày 15/10/2021 (thứ sáu). Hội thảo sẽ diễn ra trực tiếp tại Sàn Giao dịch công nghệ TP.HCM (79 Trương Định, phường Bến Thành, Q.1), đồng thời kết hợp hình thức truyền phát trực tuyến bằng ứng dụng Google Meet.

Hội thảo “Xu hướng công nghệ xử lý rác thải điện tử” có nội dung quan trọng là phân tích xu hướng công nghệ trên thế giới trên cơ sở số liệu sáng chế, giới thiệu các công nghệ hiện có tại Việt Nam sẵn sàng hợp tác, chuyển giao để phục vụ quá trình xử lý, tái chế rác thải điện tử. Các chuyên gia sẽ tham gia giải đáp, tư vấn trực tiếp để các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp có nguồn thông tin tổng quan về xu hướng công nghệ xử lý rác thải điện tử trên thế giới và tại Việt Nam, cũng như phương thức ứng dụng, triển khai trong thực tế.

Các giải pháp công nghệ dự kiến sẽ được giới thiệu: Công nghệ tái chế bản mạch in (GS.TS. Huỳnh Trung Hải – Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội); Lò đốt bản mạch và tái chế kim loại trong xử lý rác thải điện tử (PGS.TS. Lê Văn Lữ – Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM); Một số giải pháp tái chế vàng và ứng dụng vật kiệu hấp phụ trong công nghệ tái chế rác thải điện tử (TS. Triệu Quốc An – Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường, Đại học Nguyễn Tất Thành); Công nghệ thu hồi Yttri và Europi từ đèn huỳnh quang sau sử dụng (TS. Hà Vĩnh Hưng – Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội), Giải pháp xử lý và tái chế linh kiện điện tử (Th.S Hoàng Xuân Dương - Công ty CP Phát triển công nghệ HiTechViệt Nam); Chương trình Việt Nam tái chế (bà Mai Thị Thu Hằng - Công ty TNHH Reverse Logistics Việt Nam).

Hoàng Kim (CESTI)

Các giải pháp, công nghệ có thể hỗ trợ trong giai đoạn dịch bệnh cũng như giai đoạn “bình thường mới” đã được giới thiệu cụ thể và kết nối lan tỏa ứng dụng thông qua buổi Tektalk series chuyên đề 3 “Công nghệ phòng, chống Covid-19 trong các bệnh viện, cơ sở y tế”.

Chuyên đề 3 “Công nghệ phòng, chống Covid-19 trong các bệnh viện, cơ sở y tế” do Hội Tin học TP.HCM (HCA) phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức ngày 07/10/2021 bằng hình thức trực tuyến, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “TekTalk Series: Công nghệ và cuộc sống”.

Các nội dung đã được trình bày, thảo luận tại chuyên đề 3 gồm: Giải pháp theo dõi sức khỏe bệnh nhân từ xa và quản lý ra vào bệnh viện (bà Hồ Thị Hoàng Yến, Trưởng phòng Phát triển Kinh doanh - TMA Innovation); An toàn trong công tác phòng chống dịch Covid ở các bệnh viện, cơ sở y tế với Cloud Camera AI (ông Trần Du Hòa Bình, Giám đốc giải pháp IoT - VNG Cloud); SureMD - Nền tảng cung cấp kiến thức và môi trường tư vấn sức khoẻ để phòng, chống Covid-19 (ông Hà Thân, Tổng Giám đốc - Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt); Bản đồ Covidmaps hỗ trợ phòng chống dịch bệnh Covid-19 (ông Lê Yên Thanh, Sáng lập & Tổng Giám đốc - Công ty Cổ phần Công nghệ Phenikaa Maas).

hhycv

Bà Hồ Thị Hoàng Yến giới thiệu về giải pháp công nghệ của TMA Innovation. 

Bà Hồ Thị Hoàng Yến cho biết, hiện nay mặc dù dịch bệnh đã có những cải thiện nhưng tình hình ở các bệnh viện còn rất khó khăn. Nhu cầu của các bệnh viện rất cao về quản lý ra vào, phân loại bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc giữa người bệnh và nhân viên y tế nhằm hạn chế lây nhiễm; các công cụ hỗ trợ theo dõi sức khỏe bệnh nhân nhằm phản ứng và xử lý kịp thời, giảm tải cho nhân viên y tế. Nắm bắt nhu cầu này, TMA Innovation đã cho ra đời giải pháp mCare và T-Check. mCare là một thiết bị đeo giúp theo dõi sức khỏe bệnh nhân từ xa, bệnh nhân sử dụng thiết bị đeo (đồng hồ) để theo dõi nồng độ oxy trong máu, nhịp tim, huyết áp, các chỉ số sức khỏe cũng như gởi tín hiệu SOS và kết nối với bác sĩ từ xa. T-Check là giải pháp quản lý ra vào và sàng lọc bệnh nhân tự động tại các cơ sở y tế. Thiết bị này hỗ trợ đo thân nhiệt tự động, cảnh báo không đeo khẩu trang, nhận diện khuôn mặt, khai báo y tế, đọc QR Code, thẻ xanh, thẻ vàng,… T-Check khi triển khai sẽ có nhiều ưu điểm như thiết bị nhỏ gọn, dễ di chuyển và lắp đặt; chi phí thấp hơn nhiều so với Kiosk; dữ liệu được lưu và xử lý tại server nội bộ do cơ sở y tế quản lý.

Hiện tại, giải pháp mCare đang được triển khai thử nghiệm tại 2 bệnh viện cho bệnh nhân Covid-19, đồng thời hỗ trợ bệnh nhân F0 tại nhà. Lợi ích mà thiết bị này mang lại khá rõ rệt, đó là cho phép theo dõi số lượng lớn bệnh nhân từ xa cùng lúc, giúp phát hiện sớm biến chứng để xử lý kịp thời trước khi chuyển biến nặng; hạn chế tiếp xúc giữa người bệnh và nhân viên y tế, giảm thiểu rủi ro lây nhiễm; hỗ trợ điều trị bệnh nhân F0 tại nhà hiệu quả hơn. Do đó, TMA mong muốn hợp tác với các bệnh viện để triển khai cho các bệnh nhân Covid-19 và các loại bệnh khác.

Về ứng dụng camera tại các cơ sở y tế, ông Trần Du Hòa Bình đưa ra giải pháp ứng dụng Cloud Camera AI để tăng cường an ninh và an toàn trong các cơ sở y tế. Theo đó, các tính năng tích hợp camera thông minh trong cơ sở y tế là điểm danh (nhận diện khuôn mặt, điểm danh ra vào); kiểm tra thân nhiệt; giới hạn số người trong khu vực làm việc; nhận diện tuân thủ đeo khẩu trang; cảnh báo khu vực nguy hiểm; giới hạn số lượng người trong khu vực công cộng. Các tính năng này hướng đến việc duy trì những biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid trong môi trường cơ sở y tế. Về lâu dài, khi Covid qua đi, những tính năng này vẫn giúp ích cho các cơ sở y tế sử dụng hàng ngày với mục đích tăng mức độ an toàn cho bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ.

Ưu điểm của hệ thống camera an ninh trên cloud là cung cấp dịch vụ camera-as-a-service; quản lý tập trung hệ thống camera; tích hợp các tính năng AI như phát hiện chuyển động, xâm nhập vùng cấm, đếm người, nhận diện biển số, biến camera thông thường của doanh nghiệp trở nên thông minh hơn; tiết kiệm chi phí; an toàn và bảo mật dữ liệu. Một số ứng dụng nổi bật của camera an ninh trong cơ sở y tế là giám sát hành vi xâm nhập hoặc vượt hàng rào tại các khu cách ly y tế; giám sát hoạt động tại các địa điểm cách ly/điều trị; đếm số lượt/số người ra vào khu vực phòng xét nghiệm Covid và kiểm soát thân nhiệt.

Với hệ thống SureMD.vn, ông Hà Thân cho biết, đây là hệ thống cung cấp thông tin, kiến thức, hỏi đáp về thuốc, sức khỏe, bệnh tật. Hệ thống ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và học máy, sử dụng thuận tiện và dễ dàng, giúp người dùng tra cứu, hỏi đáp thông tin về thuốc, sức khỏe, tìm bác sĩ tư vấn, hỗ trợ, thăm khám trực tuyến… Điều này rất cần thiết trong bối cảnh đại dịch và cả sau dịch Covid-19, giúp mọi người chủ động theo dõi và chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Bản đồ Covidmaps đã đạt Top 10 giải pháp sáng tạo, công nghệ của cuộc thi HIS-COVID 2021 do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức. Covidmaps sử dụng công nghệ bản đồ để xây dựng hệ thống cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh cho người dân một cách trực quan, kịp thời và rõ ràng. Giải pháp được triển khai từ năm 2020 tại TP. Đà Nẵng. Điểm nổi bật là sử dụng công nghệ bản đồ “Make in Vietnam” giúp tiết kiệm chi phí triển khai và vận hành; làm chủ công nghệ triển khai các hệ thống Covidmaps riêng biệt trên hạ tầng DataCenter của từng tỉnh thành để đảm bảo bảo mật dữ liệu; giải pháp có khả năng tùy biến cao, giúp các tỉnh thành có thể chủ động thêm nhiều lớp dữ liệu khác như tiêm chủng, cửa hàng thiết yếu…

Với công nghệ bản đồ bMap, các tỉnh thành có thể chủ động sửa đổi tên đường, cung đường theo mong muốn và kiểm soát được toàn bộ dữ liệu, giúp các tỉnh thành có thêm nền tảng bản đồ nền để triển khai các giải pháp về sau. Ngoài ra, Covidmaps có khả năng mở rộng cao nên các tỉnh thành có thể triển khai mở rộng các tính năng khác như cung cấp thông tin về xe buýt bán rau, bản đồ bán hàng thiết yếu, luồng xanh giao thông, bản đồ tiêm chủng…

Hiện tại, Covidmaps được triển cho 18 tỉnh thành tại Việt Nam với hơn 120.000 địa điểm được đưa lên hệ thống. Mỗi tỉnh thành đều có hệ thống Covidmaps riêng biệt chạy trên DataCenter của từng tỉnh thành, dễ dàng tùy biến tính năng bản đồ theo nhu cầu sử dụng thực tế. Tổng số lượt truy cập Covidmaps 18 tỉnh thành ước tính trên 5 triệu lượt, giúp tiết kiệm hơn 10 tỷ đồng cho các tỉnh thành về kinh phí vận hành, bản đồ.

03HDKHLVTektalk3h1.jpg

Trao đổi, thảo luận giữa các chuyên gia, diễn giả, đơn vị cung cấp giải pháp.

Các diễn giả, chuyên gia, nhà cung cấp cho rằng, bên cạnh mong muốn triển khai ứng dụng cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, các giải pháp công nghệ tại chuyên đề 3 có thể kết nối lan tỏa ứng dụng đến các tỉnh, thành phía Nam trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, các đơn vị cung cấp giải pháp có thể kết nối, hợp tác với nhau để làm sao tạo ra những giải pháp công nghệ lớn mạnh hơn, tích hợp hơn, đa năng hơn, nhiều tính năng kỹ thuật giúp ích cho người dùng.

Theo ông Vũ Anh Tuấn (Tổng thư ký HCA), chuyên đề 3 là buổi chuyên sâu quan trọng về giải pháp phòng chống Covid trong các cơ sở y tế, các doanh nghiệp, đặc biệt là thích ứng với giai đoạn “bình thường mới”, khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trở lại. Từ ngày 01/10, các đơn vị, ngành nghề bắt đầu cuộc sống bình thường mới, do đó cần đưa các giải pháp công nghệ đến các doanh nghiệp, đơn vị, để hỗ trợ họ thích ứng linh hoạt, an toàn trong tình hình mới, cũng như sẵn sàng cho việc đối mặt với những làn sóng dịch tiếp theo có thể xảy ra.

Về vai trò kết nối và phối hợp của phía cơ quan nhà nước, bà Phan Thị Quý Trúc (Phó Trưởng phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, chương trình HIS-COVID 2021 nhằm tìm kiếm giải pháp hỗ trợ cho nhóm cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh và hỗ trợ an sinh cho người dân; tìm kiếm những giải pháp cụ thể đã hoàn chỉnh sẵn sàng chuyển giao cho các cơ sở y tế trong điều trị Covid. Đến hiện tại, chương trình đã có Top 10 giải pháp xuất sắc nhất và tiếp tục triển khai bước kết nối sâu hơn để giới thiệu các giải pháp này đến những đối tượng có nhu cầu ứng dụng. Sở cũng triển khai những hoạt động kết nối cụ thể với các chính sách của thành phố đối với những giải pháp đổi mới sáng tạo liên quan đến Covid như chương trình kết nối đầu tư (các quỹ đầu tư, sử dụng ngân sách nhà nước thông qua chương trình SpeedUp); kết nối hình thành phát triển hệ sinh thái cho lĩnh vực y tế, xây dựng hệ sinh thái online/chuyển đổi số trong y tế để kết nối và chia sẻ nguồn lực hiện có trong xã hội, thúc đẩy hình thành những ý tưởng, giải pháp về y tế; hình thành chương trình dài hạn hợp tác giữa tư nhân và nhà nước nhằm tạo ra những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cho TP.HCM liên quan đến y tế.

Lam Vân (CESTI)

Chương trình chú trọng đến hoạt động huấn luyện, mentoring dựa trên xu hướng phát triển thực tế tại các doanh nghiệp lớn, kết nối với các startups công nghệ theo mô hình “Open Innovation”. Qua đó, góp phần định hướng, thúc đẩy và đem lại hỗ trợ thiết thực cho cộng đồng các nhà phát triển dựa trên ứng dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo).

Chương trình AI HackBootcamp 2021 với chủ đề “Giải pháp ứng dụng AI trong E-commerce” được công bố ngày 01/10 bằng hình thức trực tuyến, do SHTP-IC (Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao) phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM.

Đây là chương trình được tổ chức hàng năm với sự đồng hành đến từ nhiều tổ chức chính trị - xã hội, tập đoàn, doanh nghiệp... có chuyên môn về lĩnh vực ứng dụng AI, cũng như các hoạt động hỗ trợ phát triển công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Với sự bùng nổ trong những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) đang là hình thức kinh doanh tiềm năng được nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ hướng tới. Dịch Covid-19 khiến mọi người phải hạn chế đi lại, nhiều khu vực bị phong tỏa trong thời gian dài. Mặc dù có nhiều bất lợi nhưng đây lại là cơ hội để TMĐT “trỗi dậy” hơn bao giờ hết. Người dân ở trong nhà chỉ cần cầm chiếc smartphone lên là đã có thể mua sắm, đi chợ.

Tại buổi lễ công bố chương trình AI HackBootcamp 2021, ông Nguyễn Ngọc Dũng (Phó Chủ tịch VECOM) nhận định, TMĐT đã phát triển mạnh trong thời gian vừa qua, sau đại dịch sẽ bùng nổ ở trạng thái mới, với số lượng lớn người tham gia. Dự báo sẽ có khoảng 500 ngàn đến 1 triệu người thuộc các hiệp hội thanh niên, phụ nữ sẽ tham gia ứng dụng TMĐT. Các địa phương và nhiều ngành nghề, lĩnh vực đã bắt đầu phát triển TMĐT bền vững. Có thể thấy, các hoạt động họp, hội thảo trực tuyến online đã không còn xa lạ; các mô hình livestream được áp dụng hiệu quả để bán hàng. Vì vậy, cần tiếp tục cập nhật hình thức này cho thanh niên, hội phụ nữ. Ví dụ, có thể mở ra tạp hóa số, từ đó lan tỏa ứng dụng hình thức kinh doanh này cho các đối tượng phụ nữ bị ảnh hưởng công việc, mất việc. Việc lưu thông, thanh toán hàng hóa, đóng tiền cũng chuyển sang hình thức online.

Ngoài ra, Việt Nam hiện đã sẵn sàng cho các hoạt động ứng dụng blockchain, nên có thể áp dụng blockchain trong kinh doanh TMĐT. Ông Dũng “đặt hàng” phát triển các sản phẩm TMĐT ứng dụng blockchain như số hóa tác phẩm nghệ thuật, điện ảnh, làm phim, game, bất động sản, sản phẩm du lịch trực tuyến, chợ phiên online, các sản phẩm/dự án lợi ích cho môi trường, cộng đồng, sản phẩm sáng tạo… Đồng thời, các nhà nghiên cứu AI cần cung cấp cho TMĐT những ứng dụng tiện lợi, dễ dàng và hiệu quả.

hackboot

Bà Phan Thị Thùy Ly giới thiệu về chương trình AI HackBootcamp 2021.

Bà Phan Thị Thùy Ly (Phó Giám đốc SHTP-IC) cho biết, AI HackBootcamp là chương trình thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển các giải pháp/sản phẩm ứng dụng AI dành cho các bạn trẻ tài năng ở Việt Nam nhằm thu hút các dự án tiềm năng và hình thành cộng đồng các nhà phát triển AI trẻ có năng lực chuyên môn cao. Các đối tượng tham gia chương trình sẽ được kết nối, hỗ trợ về chuyên gia, doanh nghiệp đồng hành, nguồn lực tài chính, công nghệ và truyền thông để có thể hình thành các sản phẩm và thương mại hóa sản phẩm. Cụ thể, đối tượng tham gia là các nhóm/tổ chức/cá nhân đang xây dựng doanh nghiệp sử dụng AI hoặc giải quyết một vấn đề trong hệ sinh thái AI; đang ở giai đoạn ý tưởng và có thể làm việc tối thiểu 15 giờ/tuần với sản phẩm của mình; các giải pháp/sản phẩm ứng dụng AI trong e-commerce.

Chương trình có 2 giai đoạn chính, gồm 8 tuần coaching chuyên sâu và 1 – 3 năm ươm tạo. Ở giai đoạn 8 tuần, các hoạt động chính là huấn luyện mentoring online về cách thức chuẩn hóa dữ liệu và xây dựng mô hình mẫu, tư vấn về tính khả thi trong thương mại của giải pháp, chú trọng cập nhật kiến thức công nghệ mới và nhu cầu thực tế từ thị trường thương mại điện tử trong nước và quốc tế. Giai đoạn này với sự đồng hành của các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp lớn, các công ty trong lĩnh vực e-commerce và công nghệ sẽ giúp các dự án xác định được ý tưởng khả thi, chạy thử mô hình mẫu và hoàn thiện demo giải pháp.

Giai đoạn ươm tạo sẽ chọn 5 - 7 dự án đưa vào chương trình ươm tạo chuyên sâu 1 - 3 năm để kết nối và hỗ trợ thêm các nguồn lực cho dự án. Cụ thể, giai đoạn này tập trung hỗ trợ hiệu quả hoạt động chuẩn hóa dữ liệu, hoàn thiện giải pháp để sẵn sàng thương mại hóa hoặc chuyển giao công nghệ; hỗ trợ về pháp lý, tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; kết nối trực tiếp đến các chương trình hỗ trợ vốn dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chương trình SpeedUp của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM.

Chương trình tiếp nhận hồ sơ đăng ký đến hết ngày 16/10/2021. Chương trình huấn luyện – mentoring chuyên sâu sẽ bắt đầu từ 23/10 - 12/12/2021. Sau đó là buổi pitching day (ngày 18/12) để lựa chọn 5 – 7 dự án tham gia chương trình ươm tạo.

Tại lễ công bố chương trình, các đơn vị đồng hành, hỗ trợ từ các doanh nghiệp và các chuyên gia đến từ các tập đoàn/tổ chức như Intel Products Việt Nam, Amazon Web Services, TMA Innovation, HTGSOFT, ANSCENTER, ARI Technology,… cũng đã chia sẻ, cung cấp các thông tin về xu hướng ứng dụng AI trong TMĐT; những kinh nghiệm, hiểu biết về thị trường, nhu cầu của thị trường, bài toán nghiệp vụ; kinh nghiệm triển khai sản phẩm từ ý tưởng đến thực tế, kinh nghiệm xây dựng hệ thống TMĐT; mô hình kinh doanh B2B2C, cơ hội phát triển cho những ý tưởng đề tài mới về hành vi mua hàng trong giai đoạn bình thường mới…

Lam Vân (CESTI) 

Từ việc xác định các biến thể trên các gene ở người mắc bệnh cơ tim giãn nở, thực hiện xét nghiệm di truyền là giải pháp giúp tầm soát sớm ở thân nhân, giúp phòng ngừa, làm chậm diễn tiến bệnh, ngăn các triệu chứng suy tim và kéo dài thời gian sống.

Tìm biến thể gây bệnh DCM trên gene

Bệnh cơ tim giãn nở (dilated cardiomyopathy - DCM) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy tim, tác động chủ yếu ở người trẻ tuổi và liên quan nhiều nhất đến chỉ định ghép tim ở bệnh nhân tim mạch. DCM là một bệnh có nguyên nhân phức tạp, tần suất DCM thay đổi theo phân bố địa lý và chủng tộc. Sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường sẽ thúc đẩy quá trình khởi phát cũng như quyết định các hậu quả lâm sàng của bệnh. Đối với yếu tố di truyền, DCM chủ yếu được di truyền theo kiểu sinh dưỡng trội, nghĩa là khi bố hoặc mẹ mang đột biến thì ở thế hệ con cái của họ có 50% sẽ thừa hưởng đột biến này.

Bệnh cơ tim giãn nở tuy không gây ra các triệu chứng, nhưng có thể gây đe dọa tử vong. Bệnh có thể gây suy tim, loạn nhịp, máu đông và tử vong đột ngột.

tim

Bệnh cơ tim giãn nở là bệnh lý của cơ tim, trong đó thất trái căng và mỏng (dãn). Tim có dạng hình cầu thay vì hình nón như bình thường. Thành thất mỏng hơn và bị yếu nên không thể co như tim bình thường. Điều này làm các nhát bóp của tim kém hiệu quả và gây ra tình trạng suy tim. Trong bệnh cơ tim giãn nở, thất phải có thể bị ảnh hưởng.

Việc phát hiện đột biến gây bệnh ở người mắc DCM không có nhiều ý nghĩa tiên lượng hay điều trị cho bản thân người bệnh; thay vào đó ý nghĩa chủ yếu nằm ở khả năng sàng lọc đối với thân nhân của họ. Tuy nhiên, nguyên nhân di truyền của DCM hiện nay vẫn là thách thức lớn cho các nghiên cứu trên thế giới do tính phức tạp của bệnh khiến các hiểu biết về cơ chế di truyền cũng như vai trò các gene trong bệnh sinh còn hạn chế.

Được biết, trước đây, chưa từng có công bố dữ liệu tại Việt Nam về bệnh DCM và sự di truyền của bệnh lý này.

Cho đến tháng 5/2021, nhóm nghiên cứu ở Khoa Y tại ĐHQG TP.HCM do PGS.TS. Hồ Huỳnh Thùy Dương cùng các cộng sự tiến hành đã hoàn thành việc thu mẫu và phân tích 56 thân nhân thuộc 26 gia đình bệnh nhân. Trong số 29 thân nhân được xác định mang biến thể gây bệnh và có thể gây bệnh, có 26 người chưa được chẩn đoán DCM trước khi có kết quả xét nghiệm di truyền. Những người này đã được nhóm nghiên cứu tư vấn, khuyến cáo theo dõi lâm sàng để giúp phòng ngừa, làm chậm diễn tiến bệnh, ngăn các triệu chứng suy tim và kéo dài thời gian sống. Ba thân nhân còn lại đã được chẩn đoán mắc DCM. Kết quả tầm soát biến thể cho phép xác định nguyên nhân di truyền của bệnh.

tim1

Kết quả sàng lọc biến thể trên thân nhân người bệnh

Xác nhận biến thể trên thân nhân người bệnh chính kết quả có ý nghĩa thiết thực nhất ở nhiệm vụ. Nhờ đó, cộng đồng có thể nhận diện ngày càng nhiều gene và biến thể gây DCM, hiểu ngày càng rõ hơn căn nguyên di truyền của bệnh, từ đó tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân – đặc biệt là lực lượng lao động trẻ.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu đã có một bài báo khoa học Genetic Determinants and Genotype-Phenotype Correlations in Vietnamese Patients With Dilated Cardiomyopathy đăng trên tạp chí quốc tế chuyên về tim mạch Circulation Journal, cũng như hoàn thành đào tạo một thạc sỹ ngành Di truyền học với luận văn Xây dựng quy trình tầm soát các đột biến liên quan đến bệnh cơ tim giãn bằng kỹ thuật giải trình tự DNA thế hệ mới.

Ứng dụng tiến bộ công nghệ trong nghiên cứu khoa học

Như đã nêu, ở Việt Nam chưa hề có công bố dữ liệu về DCM di truyền. Điều này đã thôi thúc PGS.TS. Hồ Huỳnh Thùy Dương cùng các cộng sự thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ “Xác định các biến thể trên các gene liên quan đến bệnh cơ tim giãn nở ở bệnh nhân Việt Nam bằng kỹ thuật giải trình tự DNA thế hệ mới”, dựa trên kỹ thuật giải trình tự DNA thế hệ mới (next-generation sequencing – NGS), nhằm phân tích và xử lý dữ liệu về tần suất DCM di truyền, cũng như tần suất các biến thể gây bệnh ở bệnh nhân Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập 280 mẫu máu ngoại vi của 280 bệnh nhân được chẩn đoán mắc DCM (có đầy đủ thông tin lâm sàng và cận lâm sàng, giấy đồng ý tham gia nghiên cứu, giấy chấp thuận của Hội đồng Y đức), sau đó xây dựng quy trình NGS dựa trên mẫu DNA tham chiếu NA12878 do Viện Corriell (Mỹ) cung cấp trên hệ thống MiSeq (Illumina), xác định biến thể trên 57 gene liên quan đến DCM bằng công cụ tin sinh học.

Việc áp dụng quy trình NGS đã xây dựng cho phép thu nhận và phân loại các biến thể trên 280 bệnh nhân DCM. Dữ liệu phân loại các biến thể của 280 bệnh nhân theo 5 loại: gây bệnh (pathogenic), có thể gây bệnh (likely pathogenic), chưa rõ chức năng (variant of uncertain significance, VUS), có thể lành tính (likely benign), và lành tính (benign). Cơ sở dữ liệu các biến thể trên 57 gene của 280 bệnh nhân có thể truy cập tại địa chỉ http://ktdcm.vnbiology.com. Có 5 biến thể gây bệnh ở 4 bệnh nhân DCM đã từng được báo cáo ở các bệnh cơ tim khác, bao gồm cả một công trình về bệnh lý DCM ở Việt Nam.

tim2

Giao diện trang web tra cứu cơ sở dữ liệu các biến thể

Dữ liệu thu nhận trên 280 bệnh nhân DCM đã cung cấp những số liệu bước đầu về tần suất DCM di truyền ở những bệnh nhân được chẩn đoán DCM vô căn, cũng như tần suất các biến thể, nhất là biến thể gây bệnh ở bệnh nhân Việt Nam. Khi kỹ thuật nghiên cứu được mở rộng số lượng bệnh nhân DCM, thì cơ sở dữ liệu về DCM nói riêng và bệnh tim mạch nói chung sẽ ngày càng nhiều, từ đó sẽ hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng các chính sách chăm sóc bệnh nhân và thân nhân, giảm chi phí theo dõi và điều trị cho người bệnh.

tim3

Minh họa phác đồ tầm soát một bệnh nhân có gene di truyền mắc chứng bệnh cơ tim giãn nở.

Một ý nghĩa không kém phần quan trọng khác, đó chính là về giá thực hiện xét nghiệm di truyền. Thực tế, dịch vụ xét nghiệm di truyền cho các bệnh tim mạch như DCM không phải là chưa có. Tuy nhiên, do chi phí cao (khoảng 900-2.200 USD/lần), thực hiện ở nước ngoài, nên rất ít người có điều kiện thực hiện xét nghiệm.

Theo nhận định của PGS.TS. Hồ Huỳnh Thùy Dương, kỹ thuật tiến hành trong nhiệm vụ có thể được triển khai đại trà ở các cơ sở xét nghiệm di truyền, với chi phí thấp hơn rất nhiều lần, lại đảm bảo loại trừ trường hợp thất lạc hoặc bị hỏng mẫu khi gửi ra nước ngoài. "Do đó, đây là cơ sở để tiến hành đầu tư dịch vụ xét nghiệm ở Việt Nam, mở rộng tầm soát ở thân nhân người bệnh ngay trong nước", TS. Hồ Huỳnh Thùy Dương thông tin thêm.

Thêm một thành quả khác từ nhiệm vụ, là hai bộ tài liệu thông tin về DCM (1 dành cho bác sĩ, 1 dành cho bệnh nhân) cùng một bộ tài liệu tư vấn cho bệnh nhân trước, và sau xét nghiệm. Các tài liệu này được biên soạn dựa trên tài liệu chính thức của các tổ chức tim mạch thế giới có uy tín như ACCF (The American College of Cardiology Foundation), AHA (The American Heart Association), ESC (The European Society of Cardiology) và các tài liệu của các phòng xét nghiệm di truyền có uy tín trên thế giới.

tim4

Các bộ tài liệu về xét nghiệm di truyền bệnh cơ tim giãn nở

Có thể khẳng định rằng, cả 3 bộ tài liệu nêu trên đã góp phần hỗ trợ cho hoạt động tư vấn trước và sau xét nghiệm nhằm cung cấp đầy đủ thông tin giúp người bệnh đưa ra quyết định về việc thực hiện xét nghiệm, giúp người bệnh hiểu kết quả và tránh các trạng thái tâm lý tiêu cực, hướng dẫn người bệnh thực hiện các hành động tiếp theo để tận dụng được tối đa lợi ích của xét nghiệm di truyền. Ngoài ra, tư vấn sau xét nghiệm đối với bệnh nhân có mang biến thể gây bệnh/có thể gây bệnh còn giúp sàng lọc thân nhân, nếu thân nhân đồng ý, để có biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm.

Căn cứ Công văn số 1175/BCĐ3004 ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ban Chỉ đạo 3004 - Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố.

Thực hiện Quyết định số 450/QĐ-TTCP ngày 20 tháng 8 năm 2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng”. Ngày 23 tháng 8 năm 2021, Thanh tra Chính phủ ban hành Văn bản số 1464/TTCP-PC về triển khai Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng”. Theo đó, việc tổ chức Cuộc thi nhằm phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thúc đẩy sự quan tâm, phối hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tạo sức lan tỏa, hình thành ý thức tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Để cuộc thi được triển khai hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu, chất lượng và thời gian đề ra, Sở Khoa học và Công nghệ đề nghị các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc Sở tích cực triển khai, tuyên truyền, phổ biến Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng” đến tất cả công chức, viên chức và người lao động; mỗi phòng và đơn vị thực hiện ít nhất 01 bài dự thi.

Các phòng và đơn vị gửi bài dự thi về Sở Khoa học và Công nghệ (qua Thanh tra Sở) chậm nhất vào ngày 04 tháng 10 năm 2021

Đây đều là những dự án đổi mới sáng tạo hết sức nổi trội, thể hiện tinh thần vì cộng đồng, sẵn sàng chung tay cùng TP.HCM chiến đấu với đại dịch.

Ngày 17/9/2021, Hội đồng chuyên gia Chương trình “Tìm kiếm và kết nối các giải pháp đổi mới sáng tạo ứng phó dịch COVID-19 tại TP. HCM năm 2021” (HIS-COVID 2021) đã thẩm định, phản biện để chọn ra Top 10 giải pháp sáng tạo, công nghệ.

Theo Ban tổ chức, 10 dự án được vinh danh trong danh sách Top 10 HIS-COVID 2021 bao gồm:

  • Dự án 1: WeShare.asia. Tác giả: Trần Như Trí
  • Dự án 2: Giải pháp quản lý đô thị CyHome. Tác giả: Phạm Hùng Phong      
  • Dự án 3: Sàng lọc vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh carbapenem. Tác giả: Trần Chí Thành
  • Dự án 4: Bản đồ Covidmaps hỗ trợ phòng chống dịch bệnh COVID-19. Tác giả: Lê Yên Thanh
  • Dự án 5: COVIDPASS.VN - Chứng nhận số xét nghiệm COVID-19 trên nền tảng công nghệ Blockchain. Tác giả: Đỗ Văn Long          
  • Dự án 6: Công nghệ nano và tinh chế hoạt chất từ dược liệu ứng dụng trong các sản phẩm phòng chống SARS-COV-2. Tác giả: Lưu Xuân Cường           
  • Dự án 7: Ứng dụng phác đồ Đông y xử trí sớm Covid-19. Tác giả: Lê Minh Luật
  • Dự án 8: Tủ sát khuẩn tự động đa năng PPS - TSK01. Tác giả: Nguyễn Văn Hải
  • Dự án 9: Giải pháp kiểm soát covid qua nước thải bảo vệ vùng xanh, nhà máy sản xuất sử dụng hố ga Thuận Thiên và dụng cụ xét nghiệm cầm tay. Tác giả: Phan Minh Trí
  • Dự án 10: T-Check: Thiết bị khai báo y tế và kiểm soát ra vào. Tác giả: Hoàng Minh Thắng

Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM sẽ hỗ trợ, kết nối sâu Top 10 HIS-COVID 2021 với các Sở, Ban ngành của Thành phố để triển khai ngay các giải pháp vào thực tế công tác phòng, chống dịch bám sát phương châm lấy “công nghệ là pháo đài”, phối hợp chặt chẽ với hai mũi nhọn chiến lược: phủ vaccine toàn thành phố và thực hiện nghiêm 5K, TP. HCM sẽ sớm đẩy lùi được dịch bệnh.

top10 hiscovid

Tất cả dự án đổi mới sáng tạo của startup tham dự vòng Chung kết nếu có nhu cầu sẽ được tạo điều kiện đăng ký tham Chương trình Speedup của Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM với kinh phí hỗ trợ lên đến 2 tỷ đồng. Riêng những doanh nghiệp có giải pháp xuất sắc sẽ được ưu tiên xem xét để được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Chương trình “Tìm kiếm và kết nối giải pháp đổi mới sáng tạo ứng phó dịch COVID-19 tại TP.HCM năm 2021 - HCMC Innovative Solution - COVID 2021 (HIS-COVID 2021) được Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM khởi xướng và tổ chức, triển khai thực hiện bởi Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (BSSC) – là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ khởi nghiệp trên cả nước với nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp chuyên sâu với mong muốn trở thành nơi giao thoa và chuyển giao mọi kinh nghiệm, kiến thức và nguồn lực hữu ích từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài phạm quy quốc gia để tạo nền tảng bền vững cho quá trình khởi nghiệp của Startup Việt Nam. Chương trình đã nhận được 99 dự án tham gia, thể hiện tinh thần vì cộng đồng, sẵn sàng chung tay cùng TP.HCM chiến đấu với đại dịch.

HIS-COVID 2021 tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tại TP.HCM ứng phó dịch bệnh COVID-19 năm 2021, từ đó truyền thông và giới thiệu các giải pháp đổi mới sáng tạo đã có sản phẩm hoàn thiện và sẵn sàng chuyển giao cho Chính quyền Thành phố, Sở ban ngành và các hiệp hội doanh nghiệp của TP.HCM, góp phần giúp thành phố ứng phó với dịch COVID-19. Đồng thời, hỗ trợ hình thành và phát triển nền tảng dữ liệu về các công nghệ và giải pháp đổi mới sáng tạo hỗ trợ ứng phó đại dịch COVID-19 của cộng đồng doanh nghiệp đóng góp cho TP.HCM.

Xem thông tin chi tiết về các giải pháp HIS-COVID 2021 tại: https://his.doimoisangtao.vn.

Hoàng Kim (CESTI)