Việc gắn kết du lịch sinh thái với sản phẩm OCOP có thể góp phần xây dựng Cần Giờ thành biểu tượng du lịch xanh, sáng tạo của TP.HCM.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vừa tổ chức Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Định hướng phát triển du lịch sinh thái gắn với sản phẩm OCOP tại huyện Cần Giờ đến năm 2030”. Đây là nhiệm vụ do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM chủ trì thực hiện, ThS. Trần Văn Phương làm chủ nhiệm nhiệm vụ.

Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của TP.HCM. Rừng ngập mặn Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới vào năm 2000. Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, Cần Giờ sở hữu nhiều lợi thế tiềm năng trong phát triển du lịch, và đã đạt được một số kết quả tích cực về tăng trưởng số lượng du khách và nguồn doanh thu du lịch. Cần Giờ cũng là nơi nhiều lợi thế trong việc phát triển các sản phẩm OCOP mang đặc trưng của Thành phố. Tuy nhiên, kết quả đạt được của ngành du lịch ở Cần Giờ còn hạn chế, chưa tương ứng với tiềm năng du lịch hiện có.

Đại diện nhóm thực hiện cho biết đã tiến hành tổng hợp dữ liệu từ các công trình nghiên cứu trước, tham khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng cơ sở khoa học nhằm tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng cho Cần Giờ bằng việc kết hợp phát triển du lịch sinh thái gắn với sản phẩm OCOP của địa phương. Trên cơ sở khoa học đó, nhóm đã triển khai mô hình thử nghiệm thực tế kết hợp du lịch và trải nghiệm sản phẩm OCOP tại Cần Giờ cũng như điều tra khảo sát nhu cầu trải nghiệm của du khách khi kết hợp giữa du lịch sinh thái và trải nghiệm sản phẩm OCOP.

cangioocop.jpg

Thông qua mô hình thử nghiệm và khảo sát định lượng đối với du khách, nhóm thực hiện nhận xét Cần Giờ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch OCOP và đặc biệt là kết hợp giữa du lịch sinh thái và hoạt động trải nghiệm sản phẩm OCOP. Cần Giờ hội tụ nhiều tiềm năng vượt trội để phát triển du lịch sinh thái kết hợp với sản phẩm OCOP, nhờ lợi thế vị trí địa lý, hệ sinh thái đa dạng và giá trị văn hóa đặc sắc. Sự kết hợp này không chỉ gia tăng giá trị kinh tế mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phù hợp với định hướng phát triển bền vững. Việc gắn kết du lịch sinh thái với sản phẩm OCOP tại Cần Giờ không chỉ tạo lợi ích kinh tế mà còn bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa, góp phần xây dựng Cần Giờ thành biểu tượng du lịch xanh, sáng tạo của TP.HCM.

Nhóm cũng khuyến nghị Cần Giờ đẩy mạnh đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng, đồng thời tham gia tích cực vào các chương trình quảng bá và xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hoàng Kim (CESTI)

Để đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực ngành Cơ khí - Tự động hóa, cần có các giải pháp đồng bộ, bao gồm xây dựng chương trình chuẩn và phát triển mô hình đại học chia sẻ nhằm tối ưu hóa nguồn lực.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vừa tổ chức Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ngành Cơ khí - Tự động hóa”. Đây là nhiệm vụ do Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chủ trì thực hiện, PGS. TS. Lê Hiếu Giang làm chủ nhiệm nhiệm vụ.

Bản chất của ngành Cơ khí - Tự động hóa là nghiên cứu, ứng dụng, triển khai hệ thống điều khiển, tự động các dây chuyền sản xuất công nghiệp nhằm đảm bảo cho việc điều khiển các thiết bị máy móc một cách nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả cao nhất. Nhân lực ngành Cơ khí - Tự động hóa cần có rất nhiều các kỹ năng cần thiết trong cả hai lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật tự động hóa. Các chương trình đào tạo liên kết quốc tế đang phát triển mạnh, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận nền giáo dục tiên tiến. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực ngành Cơ khí - Tự động hóa, cần có các giải pháp đồng bộ, bao gồm xây dựng chương trình chuẩn và phát triển mô hình đại học chia sẻ nhằm tối ưu hóa nguồn lực.

Tại buổi nghiệm thu, đại diện nhóm thực hiện đã trình bày báo cáo khoa học về thực trạng nguồn nhân lực Cơ khí - Tự động hóa của TP.HCM. Dựa trên kết quả khảo sát thực trạng, nhóm đã tiến hành xây dựng khung chương trình đào tạo chung cho ngành Cơ khí - Tự động hóa. Chương trình này bao gồm các mục tiêu, chuẩn đầu ra và nội dung đào tạo nhằm giúp người học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong và ngoài nước trong lĩnh vực Cơ khí - Tự động hóa. Chương trình có thể triển khai thí điểm đào tạo tại một hoặc hai trường Đại học nhằm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đạt trình độ quốc tế, sau đó tiến hành đánh giá hiệu quả và mở rộng mô hình này cho các cơ sở đào tạo khác.

cktdh.jpg

Nhóm thực hiện cũng đề xuất 10 giải pháp mang tính chiến lược tổng thể nhằm đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế cho ngành Cơ khí - Tự động hóa. Các đề xuất tập trung vào kế hoạch thực hiện, chiến lược đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng nguồn học liệu, đào tạo và thu hút nhân tài, phát triển quỹ nâng cao năng lực, xây dựng hệ sinh thái nhân lực trình độ quốc tế và đảm bảo chất lượng đào tạo, bao gồm:

+ Giải pháp 01: Xây dựng mới chương trình đào tạo ngành Cơ khí - Tự động hóa trên cơ sở tạo lập và phát triển tư duy đổi mới và sáng tạo của người học, đáp ứng với công nghiệp 4.0.

+ Giải pháp 02: Phát triển kỹ năng số (Digital skills development) cho người học ngành Cơ khí - Tự động hóa đáp ứng với công nghiệp 4.0.

+ Giải pháp 03: Phát triển năng lực học tập suốt đời (life-long study) cho người học ngành Cơ khí - Tự động hóa.

+ Giải pháp 04: Phát triển năng lực ngoại ngữ trình độ quốc tế cho người học ngành Cơ khí - Tự động hóa.

+ Giải pháp 05: Phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao và đạt tiêu chuẩn quốc tế cho ngành Cơ khí - Tự động hóa.

+ Giải pháp 06: Chiến lược tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, hệ thống phòng học đạt tiêu chuẩn quốc tế của ngành Cơ khí - Tự động hóa.

+ Giải pháp 07: Kết nối, gắn kết các cơ sở giáo dục có ngành Cơ khí - Tự động hóa trên địa bàn TP.HCM và trong cả nước.

+ Giải pháp 08: Tăng cường mối kết hợp giữa đơn vị đào tạo và doanh nghiệp trong lĩnh vực Cơ khí - Tự động hóa tại TP.HCM.

+ Giải pháp 09: Tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác với các trường đại học, viên nghiên cứu nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới.

+ Giải pháp 10: TP.HCM có giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ các đơn vị đào tạo tham gia đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế ngành Cơ khí - Tự động hóa.

Hoàng Kim (CESTI)

Nhằm cụ thể hóa nội dung Nghị quyết 20/2024/NQ-HĐND về quy định các tiêu chí, lĩnh vực, nội dung hỗ trợ thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới trong phạm vi Khu Công nghệ cao và Khu Công nghệ thông tin tập trung, Ủy ban Nhân dân TP.HCM ban hành Kế hoạch 2169/KH-UBND, thúc đẩy sự phát triển các mô hình, sản phẩm công nghệ tiên phong - trong đó có phương tiện bay không người lái và xe tự hành.

Theo Nghị quyết 20/2024/NQ-HĐND, Thành phố đặt ra mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước tiếp cận môi trường thử nghiệm công nghệ mới trong điều kiện được kiểm soát, nhằm đánh giá tính khả thi, hiệu quả và an toàn trước khi đưa vào ứng dụng thực tiễn. Việc thử nghiệm sẽ được thực hiện trong phạm vi cụ thể, có thời gian giới hạn và dưới sự giám sát của cơ quan chuyên môn, từ đó giảm thiểu rủi ro trong quá trình triển khai công nghệ mới vào thực tế. Nghị quyết không chỉ giới hạn trong việc cho phép thử nghiệm, mà còn mở rộng sang các nội dung hỗ trợ kỹ thuật, chính sách và hành lang pháp lý. TP.HCM cam kết tạo điều kiện về hạ tầng, cấp phép linh hoạt, hỗ trợ xử lý thủ tục hành chính và đặc biệt là kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ. 

Để cụ thể hóa nội dung Nghị quyết, ngày 02/4 vừa qua, Ủy ban Nhân dân TP.HCM ban hành Kế hoạch 2169/KH-UBND, nhằm triển khai thử nghiệm có kiểm soát công nghệ mới liên quan đến phương tiện bay không người lái và xe tự hành tại 2 khu vực chiến lược là Khu Công nghệ cao TP.HCM và Khu Công viên phần mềm Quang Trung. Đây là hai không gian được quy hoạch bài bản, có hạ tầng và cơ chế linh hoạt, phù hợp để thử nghiệm công nghệ mang tính rủi ro cao nhưng có tiềm năng đột phá lớn. 

 20250408.jpg

Kế hoạch đặt trọng tâm vào việc tổ chức triển khai Nghị quyết thông qua các giải pháp thực hiện khả thi, có chiều sâu. Trước hết, Thành phố xác định cần xây dựng và vận hành quy trình tiếp nhận – thẩm định – phê duyệt hồ sơ thử nghiệm công nghệ mới một cách minh bạch, nhất quán. Quy trình này được tổ chức theo mô hình “một cửa”, đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ nhưng vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật hiện hành.

Trong quá trình triển khai thử nghiệm công nghệ mới, Hội đồng tư vấn chuyên môn gồm đại diện các sở, ngành và chuyên gia trong lĩnh vực liên quan sẽ hỗ trợ Ủy ban Nhân dân Thành phố đánh giá tính khả thi, mức độ rủi ro và khả năng ứng dụng của từng hồ sơ đề xuất thử nghiệm. Đây là cơ chế đảm bảo tính khách quan, nâng cao chất lượng các hoạt động thử nghiệm. 

Tuy nhiên, mọi hoạt động thử nghiệm phải được thực hiện trong các khu vực được cho phép, có sự giám sát liên ngành và các phương án dự phòng xử lý sự cố công nghệ. Cụ thể, mỗi mô hình thử nghiệm phải có báo cáo đánh giá tác động ban đầu, kèm theo kịch bản ứng phó với sự cố hoặc rủi ro tiềm tàng. Đơn vị thử nghiệm có trách nhiệm cập nhật dữ liệu hoạt động định kỳ, đồng thời phải chấm dứt thử nghiệm nếu phát sinh rủi ro vượt tầm kiểm soát. Các cơ quan quản lý sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất, hoặc định kỳ theo quý, đảm bảo quá trình thử nghiệm diễn ra an toàn và phù hợp định hướng phát triển đô thị thông minh.

Thành phố xác định cần xây dựng hạ tầng dùng chung tại các khu vực thử nghiệm, đặc biệt là về không gian dữ liệu, mạng viễn thông tốc độ cao, hệ thống điều khiển tự động và các công cụ đánh giá kỹ thuật. Tại Khu Công nghệ cao, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất liên quan đến môi trường thử nghiệm bao gồm hàng rào bảo vệ, hệ thống giám sát, cơ sở hạ tầng liên lạc, hệ thống kiểm soát, hệ thống an toàn và thiết bị cứu hộ. Trong khi đó, tại Khu Công viên phần mềm Quang Trung, cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất liên quan đến môi trường thử nghiệm, đáp ứng điều kiện, tiêu chí thử nghiệm trong phạm vi quản lý.

Kế hoạch 2169/KH-UBND cũng xác định rõ các bước tổ chức thực hiện. Trước tiên, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thử nghiệm công nghệ sẽ nộp hồ sơ tại đơn vị đầu mối. Sau khi tiếp nhận, hồ sơ sẽ được thẩm định chuyên môn, tổ chức khảo sát thực địa và đánh giá rủi ro. Nếu đáp ứng đủ điều kiện, Ủy ban Nhân dân Thành phố sẽ phê duyệt thử nghiệm trong thời hạn cụ thể, kèm theo yêu cầu báo cáo định kỳ và kiểm tra giám sát.

Để tạo điều kiện thuận lợi, Thành phố hỗ trợ tư vấn pháp lý, kỹ thuật, sở hữu trí tuệ và cung cấp không gian thử nghiệm phù hợp. Các dự án thử nghiệm thành công được ưu tiên chuyển tiếp sang giai đoạn triển khai rộng rãi, hoặc được giới thiệu vào các chương trình đầu tư – thương mại hóa công nghệ của Thành phố. Ngoài ra, các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực quản lý thử nghiệm cho cán bộ, chuyên gia cũng được triển khai song hành.

TP.HCM đang đặt mục tiêu không chỉ là địa phương đi đầu trong áp dụng công nghệ mới mà còn là trung tâm kiểm định – thử nghiệm – chuyển giao các giải pháp công nghệ phục vụ phát triển đô thị thông minh, kinh tế số và công nghiệp sáng tạo. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang định hình lại mọi lĩnh vực của đời sống, những hành lang pháp lý linh hoạt như Nghị quyết 20/2024/NQ-HĐND là yếu tố then chốt để Việt Nam không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua đổi mới toàn cầu. 

Xem toàn văn Nghị quyết 20/2024/NQ-HĐND tại đây

Minh Nhã (CESTI)

Chiều 02/4, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN "Khảo sát, đánh giá các tổ chức khoa học và công nghệ công lập trên địa bàn Thành phố nhằm thúc đẩy hình thành các trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế".

Nhiệm vụ do Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng chủ trì thực hiện, ThS. Phạm Tiến Dũng làm chủ nhiệm.

Theo nhóm nghiên cứu, trong bối cảnh KH&CN phát triển nhanh chóng, TP.HCM cần tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao năng lực nghiên cứu và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Thành phố cũng đang tập trung cho mục tiêu hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, xây dựng trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế (Đề án CoE) nhằm nâng cao vị thế KH&CN và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội bền vững.

Thực tiễn cho thấy, việc thiết lập các trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế sẽ thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư, và tạo ra các giải pháp khoa học công nghệ có giá trị, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Thành phố và quốc gia. Để thực hiện mục tiêu này, cần có một bộ chỉ tiêu đánh giá cụ thể và khoa học, dựa trên các quy định của văn bản pháp luật hiện hành và có tham khảo, vận dụng theo các tiêu chí ở một số quốc gia trên thế giới cũng như thực tiễn tại TP.HCM.

02LVKQNCNTDTdanhgiatochucKHCNh2.jpg

Do vậy, nhiệm vụ này tập trung vào các mục tiêu cụ thể như: khảo sát về năng lực nghiên cứu của các tổ chức KH&CN công lập trên địa bàn Thành phố; đánh giá thực trạng các tổ chức KH&CN công lập trên địa bàn Thành phố về năng lực nghiên cứu (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất…), kinh nghiệm quản lý, điều hành thực hiện nghiên cứu; xây dựng các bộ chỉ tiêu đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo từng nhóm lĩnh vực ưu tiên tại Nghị quyết số 19/2023/NQ-HĐND; đề xuất danh sách các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo từng nhóm lĩnh vực ưu tiên có khả năng phát triển đạt chuẩn quốc tế.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 43/72 tổ chức KH&CN công lập trên địa bàn Thành phố; các bộ chỉ tiêu đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo 4 nhóm lĩnh vực ưu tiên tại Nghị quyết số 19/2023/NQ-HĐND và Quyết định số 5721/QĐ-UBND.

Cụ thể, nhóm 1: lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo; công nghệ Internet kết nối vạn vật; công nghệ dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu lớn; công nghệ chuỗi khối, công nghệ thiết kế, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp, điện tử linh hoạt; Robotics, công nghệ tự động hóa; công nghệ in 3D tiên tiến. Nhóm 2: lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ lai tạo, sản xuất giống trong nông nghiệp; công nghệ thế hệ mới trong xử lý, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; công nghệ tế bào gốc; công nghệ vi sinh thế hệ mới; công nghệ dược; công nghệ sản xuất thiết bị, vật liệu kháng khuẩn, kháng virus sử dụng trong y tế; công nghệ dược phẩm, vật liệu y sinh, bộ phận giả, thiết bị y tế kỹ thuật cao. Nhóm 3: lĩnh vực vật liệu nano; vật liệu cho chế tạo linh kiện vi cơ điện tử và cảm biến thông minh; vật liệu bán dẫn, quang điện tử và quang tử, vật liệu in 3D tiên tiến; vật liệu y sinh học. Nhóm 4: lĩnh vực nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phục vụ phát triển Thành phố.

Theo đó, đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc 4 nhóm lĩnh vực nêu trên. Bộ tiêu chí gồm các nhóm tiêu chí chung và nhóm tiêu chí đặc thù, trong đó, các nhóm tiêu chí chung: (1) Nguồn nhân lực; (2) Nguồn lực tài chính; (3) Nguồn lực cơ sở vật chất; (4) Các bài báo, dự án được công bố (trong nước và quốc tế); (5) Hoạt động chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; (6) Hợp đồng hợp tác nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo; (7) Chương trình, dự án khoa học và công nghệ; (8) Năng lực lãnh đạo, phương pháp quản trị tổ chức và hiệu quả hoạt động của tổ chức, đáp ứng mục tiêu phát triển của tổ chức. Nhóm tiêu chí đặc thù (đối với lĩnh vực 1, 2, 3): các bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, văn bằng bảo hộ (giống cây trồng hoặc thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn); nhóm tiêu chí đặc thù cho lĩnh vực 4: chất lượng cơ chế, chính sách phục vụ phát triển Thành phố (đối với các tổ chức thuộc lĩnh vực nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phục vụ phát triển Thành phố) tăng đáng kể thông qua hiệu quả ứng dụng.

ThS. Phạm Tiến Dũng cho biết, việc thiết lập bộ chỉ tiêu này giúp xác định các tổ chức có tiềm năng trở thành trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế, từ đó hướng dẫn việc phát triển chiến lược và kế hoạch cụ thể cho các tổ chức. Bằng cách đề xuất danh sách các tổ chức theo từng nhóm lĩnh vực ưu tiên, có thể đảm bảo rằng nguồn lực được tập trung phát triển một cách có chọn lọc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc hình thành các trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành phố và quốc gia trong tương lai. Bộ tiêu chí cũng giúp đánh giá và quản lý có hiệu quả các tổ chức KH&CN, làm cơ sở xác định nội dung hỗ trợ cho các tổ chức KH&CN công lập khi tham gia Đề án CoE. Đồng thời, làm công cụ quan trọng để Thành phố làm cơ sở đánh giá hiệu quả triển khai Nghị quyết số 19/2023/NQ-HĐND.

02LVKQNCNTDTdanhgiatochucKHCNh3.jpg

Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ tại Sở KH&CN TP.HCM chiều 02/4/2025

Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ cho thấy, hệ thống tổ chức KH&CN công lập đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, và chuyển giao tri thức, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thách thức trong việc khai thác tiềm lực, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường tính ứng dụng thực tiễn.

Về tiềm lực khoa học và công nghệ, TP.HCM sở hữu một hệ thống tổ chức KH&CN công lập đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, chất lượng và mức độ phát triển giữa các đơn vị không đồng đều. Một số viện nghiên cứu và trung tâm KH&CN đã xây dựng được đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu quan trọng, trong khi một số tổ chức vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút, đào tạo và giữ chân nhân tài. Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu đã có sự cải thiện, song vẫn còn tình trạng thiếu hụt trang thiết bị hiện đại tại nhiều tổ chức, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và hợp tác quốc tế.

Về hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng, mặc dù số lượng công trình khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế đã có sự gia tăng, nhưng mức độ thương mại hóa và chuyển giao công nghệ của các tổ chức KH&CN công lập vẫn chưa đạt kỳ vọng. Hoạt động hợp tác giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp còn rời rạc, dẫn đến nhiều kết quả nghiên cứu chưa được khai thác hiệu quả trong thực tiễn sản xuất và kinh doanh. Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, trong khi sự kết nối giữa nghiên cứu khoa học với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn hạn chế.

Về năng lực quản lý và triển khai chính sách, mô hình quản trị tại nhiều tổ chức KH&CN công lập vẫn còn mang nặng tính hành chính, thiếu tính linh hoạt và chưa thực sự theo kịp xu thế hiện đại. Cơ chế tài chính chưa tạo đủ động lực để khuyến khích đổi mới sáng tạo, khi phần lớn tổ chức vẫn phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước, trong khi các kênh huy động vốn từ khu vực tư nhân còn chưa được khai thác hiệu quả. Bên cạnh đó, dù TP.HCM đã có nhiều chính sách hỗ trợ KH&CN, nhưng việc triển khai chưa đồng bộ và chưa đủ mạnh để thúc đẩy các tổ chức KH&CN phát triển một cách bền vững và tự chủ.

Dựa trên kết quả đánh giá, nhóm nghiên cứu đã đưa ra danh sách xếp hạng các tổ chức KH&CN công lập có khả năng đạt chuẩn CoE theo nhóm lĩnh vực ưu tiên và mức độ đáp ứng các tiêu chí về năng lực nghiên cứu, quản lý, chuyển giao công nghệ và hiệu quả hoạt động. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập, từ việc hoàn thiện khung chính sách và cơ chế quản lý trong phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đổi mới cơ chế tài chính, đến đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Mục tiêu không chỉ là cải thiện hiệu quả hoạt động của từng tổ chức riêng lẻ, mà còn hướng đến xây dựng một hệ sinh thái KH&CN bền vững, góp phần đưa TP.HCM trở thành trung tâm KH&CN hàng đầu khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

Lam Vân (CESTI)

Không chỉ phục vụ tốt công tác quan trắc chất lượng nước đầu nguồn, thiết bị còn có thể được mở rộng ứng dụng cho các hộ nuôi trồng thủy sản để giám sát, kiểm tra môi trường nước ao nuôi, giúp người dân nắm bắt kịp thời thông tin và chủ động ứng phó với các điều kiện môi trường.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vừa tổ chức Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị quan trắc môi trường nước nuôi trồng thủy sản tự hành ứng dụng kỹ thuật robot và kết nối IoT”. Đây là nhiệm vụ do Viện Khoa học Tài nguyên Môi trường và Biến đổi khí hậu chủ trì thực hiện, TS. Vũ Trọng Bách làm chủ nhiệm nhiệm vụ.

tuhanh1.jpg

Đối với môi trường nước nuôi trồng thủy sản, việc quan trắc thường xuyên có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp người nuôi chủ động theo dõi và phát hiện nhiều nguồn tác động xấu đến môi trường ao nuôi. Từ các kết quả quan trắc, cơ quan quản lý có thể dễ dàng đánh giá tác động môi trường các hoạt động nuôi trồng thủy sản có tác động như thế nào đến môi trường xung quanh. Nguồn dữ liệu quan trắc cũng sẽ làm cơ sở để người nuôi thay đổi phương thức và cách thức nuôi thủy sản chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trong và ngoài nước.

Ở huyện Cần Giờ, việc xây dựng các trạm quan trắc cố định để theo dõi chất lượng nước ao nuôi là rất tốn kém cả về chi phí đầu tư ban đầu cũng như kinh phí duy tu, bảo dưỡng định kỳ. Vì vậy, huyện Cần Giờ đã đặt hàng bài toán cần một thiết bị quan trắc môi trường nước thủy sản cơ động nhằm giúp thực hiện tốt công tác quan trắc chất lượng nước đầu nguồn của các khu vực nuôi trồng thủy sản. Thiết bị được xác định phải có khả năng tự hành trên nước để lấy mẫu nước ở xa bờ, tự hành theo chương trình với tọa độ và thời gian đã định sẵn để quan trắc chất lượng nước trong ao nuôi. Ngoài ra thiết bị cần có thêm kết nối IoT để có thể theo dõi kết quả, thiết lập các chương trình quan trắc theo thời gian thực.

Báo cáo tại buổi nghiệm thu, TS. Vũ Trọng Bách cho biết nhóm thực hiện nhiệm vụ đã chế tạo thành công thiết bị quan trắc môi trường nước nuôi trồng thủy sản tự hành, bao gồm thuyền tự hành và tay cầm điều khiển. Thiết bị đã được thử nghiệm khả năng tự hành và mức độ đáp ứng của ứng dụng điều khiển tại hồ Hóa An (Đồng Nai) và Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga – chi nhánh phía Nam, đánh giá độ bền của thuyền khi va chạm với chướng ngại vật tại Nhà máy Z114 (Tổng cục CNQP).

tuhanh2.jpg

Thiết bị có khả năng cơ động lấy mẫu xa bờ ở tọa độ xác định, có khả năng tự hành theo quỹ đạo và thời gian thiết lập sẵn để quan trắc và báo cáo kết quả theo thời gian thực với kết nối IoT. Thuyền tự hành có kích thước 1200x350x170 mm, nặng 15kg, đảm bảo quan trắc được các chỉ số theo Quy chuẩn QCVN 02-19:2014/BNNPTNT, tốc độ hành trình 5-10 km/h, cự ly điều khiển xa nhất đạt 500m (sử dụng sóng RF) hoặc toàn cầu (module IoT và sóng 4G), thời gian hoạt động liên tục lên đến 3 giờ và chiều sâu lấy mẫu tối đa là 60 cm.

Hoàng Kim (CESTI)

Ngày 3/4/2025, tại Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM (SIHUB), Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM đến năm 2030” và công bố Chương trình tuyển chọn, ươm tạo dự án đổi mới sáng tạo (ĐMST), khởi nghiệp sáng tạo (KNST) năm 2025. Sự kiện thu hút đông đảo chuyên gia, nhà quản lý, quỹ đầu tư và cộng đồng startup nhằm tìm kiếm những giải pháp đột phá để hiện thực hóa tham vọng đưa TP.HCM vào top 100 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu thế giới.

QUANGCANH.png

Quang cảnh Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lâm Đình Thắng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, qua sự kiện, Sở mong muốn lắng nghe ý kiến từ những người trong cuộc, các chuyên gia, nhà khoa học về cách mà TP.HCM nên làm, đi con đường nào, giải pháp ra sao và chọn lĩnh vực nào để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM một cách nhanh chóng, hiệu quả. 

Theo Giám đốc Lâm Đình Thắng, TP.HCM đã xác định khoa học công nghệ và ĐMST là chiến lược phát triển trong suốt thời gian qua, thể hiện qua các kết quả cụ thể như việc Thành phố sở hữu mô hình khu công nghệ cao đầu tiên cả nước, khu công viên phần mềm Quang Trung là mô hình khu công nghệ thông tin tập trung đầu tiên cả nước, Thành phố cũng là tỉnh thành có chương trình chuyển đổi số đầu tiên của cả nước... 

Mục tiêu hiện nay của TP.HCM là đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo vào top 100 thành phố có hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất toàn cầu vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, Thành phố tập trung vào ba lĩnh vực trọng tâm là chính sách, hạ tầng và nguồn nhân lực. 

Cụ thể, về chính sách, Thành phố đang nghiên cứu thiết lập cơ chế “một cửa” cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời xem xét các chính sách ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tăng cường nguồn lực tài chính đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

Về hạ tầng, Thành phố sẽ đầu tư vào không gian làm việc, mạng lưới các quỹ đầu tư, trung tâm nghiên cứu và kết nối các hệ sinh thái sáng tạo để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Đặc biệt, ông Thắng cho biết, Sở đang chuẩn bị cho lễ khánh thành Trung Tâm Khởi Nghiệp Sáng Tạo HCM tại số 123, đường Trương Định, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, dự kiến sẽ diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 5 năm nay. Đây sẽ là một không gian sinh hoạt và môi trường lý tưởng cho cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo, nơi sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.

Về nguồn nhân lực, Thành phố sẽ tập trung vào hai nhóm chính là sinh viên các trường đại học, cao đẳng để trang bị tinh thần và năng lực khởi nghiệp; nhóm thứ hai là cộng đồng doanh nhân, người đã khởi nghiệp để bồi dưỡng, cũng như hỗ trợ thêm.

Thành phố cam kết đồng hành và hỗ trợ các ý tưởng, giải pháp, thiết kế khả thi để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại TP.HCM”, ông Lâm Đình Thắng chia sẻ. 

SEPTHANG.jpg

Ông Lâm Đình Thắng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phát biểu tại sự kiện.

Theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, trong năm 2024, Thành phố đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, thu hút 2.813 dự án tham gia các cuộc thi và chương trình ươm tạo. Một số cuộc thi tiêu biểu như Startup Wheel, Vietnam Youth Startup và Cuộc thi khởi nghiệp xanh đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp và sinh viên. Đặc biệt, TP.HCM đã hỗ trợ ươm tạo 202 dự án khởi nghiệp ĐMST, tạo điều kiện cho các ý tưởng tiềm năng phát triển và thương mại hóa.

ONGDONG.png

Ông Trần Ninh Đông - Quyền Trưởng phòng Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM trình bày báo cáo tại sự kiện.

Hướng đến năm 2030, TP.HCM đặt ra các mục tiêu tham vọng để củng cố vị thế trung tâm khởi nghiệp và ĐMST hàng đầu khu vực. Thành phố phấn đấu: đạt tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động ĐMST trên 40% tổng số doanh nghiệp; đưa tỷ lệ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ lên mức 8-10%; lọt vào nhóm 100 thành phố có hệ sinh thái khởi nghiệp năng động nhất toàn cầu; thành lập 5.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; tăng số lượng đơn đăng ký sáng chế và bảo hộ sáng chế với mức tăng trung bình 16-18%/năm.

Cũng tại Hội thảo, Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM (SIHUB) đã công bố Chương trình tuyển chọn, ươm tạo dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo năm 2025, triển khai theo Nghị quyết 20/2023/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân TP.HCM. Chương trình tập trung hỗ trợ các dự án từ giai đoạn tiền ươm tạo, ươm tạo đến tăng tốc, nhằm phát triển toàn diện các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Theo đó, Chương trình gồm bảy hạng mục tuyển chọn dự án, bao gồm: Cuộc thi ý tưởng sinh viên Việt Nam - Hàn Quốc (Univ.Star 2025); Fintech 2025 dành cho công nghệ tài chính; Innovation Quest 2025 tập trung vào trí tuệ nhân tạo, bán dẫn và chuyển đổi số; Gov.Star 2025 nhằm đổi mới sáng tạo trong khu vực công (y tế, giao thông); GIC 2025 về phát triển bền vững; InnoCulture 2025 tập trung vào công nghiệp văn hóa; Ednovation 2025 hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục.

Chương trình hướng đến việc tăng cường hỗ trợ tài chính, đào tạo chuyên sâu và kết nối doanh nghiệp với các nhà đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp. Dự án tham gia sẽ được ươm tạo trong thời gian từ 6 đến 12 tháng và nhận kinh phí hỗ trợ tối đa 400 triệu đồng, tùy theo giai đoạn phát triển.

Bà Lê Thị Bé Ba (Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM – SIHUB) chia sẻ, Chương trình không chỉ cung cấp hỗ trợ tài chính mà còn kết nối startup với các quỹ đầu tư, tổ chức đào tạo chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ và chiến lược phát triển thị trường. Theo bà, việc hỗ trợ startup không thể dừng ở mức cung cấp vốn mà phải tạo ra hệ sinh thái giúp họ tồn tại và phát triển.

BABE3.png

Bà Lê Thị Bé Ba (Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM – SIHUB) công bố Chương trình tuyển chọn, ươm tạo dự án ĐMST, KNST năm 2025.

Dù có những tín hiệu tích cực, hệ sinh thái KNST tại TP.HCM vẫn đối mặt với nhiều thách thức lớn. Trong phiên thảo luận tại Hội thảo, ông Trần Duy Hào, đại biểu từ phía doanh nghiệp nhấn mạnh, cần có ưu đãi thuế rõ ràng cho startup, giảm bớt rào cản thủ tục hành chính để giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường. Đồng thời, hạ tầng hỗ trợ khởi nghiệp như không gian làm việc chung, quỹ đầu tư công – tư kết hợp và nền tảng công nghệ số cũng là những yếu tố then chốt.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia phía trường Đại học cho rằng, cải thiện liên kết giữa doanh nghiệp, trường đại học và các viện nghiên cứu là giải pháp không thể thiếu. Cùng với đó, nhân lực chất lượng cao là nền tảng vững chắc cho một hệ sinh thái mạnh, nếu không kết nối chặt chẽ với các cơ sở đào tạo thì khó có thể tạo ra thế hệ startup có khả năng vươn xa.

Một số ý kiến khác cũng tỏ ra thận trọng với mục tiêu đưa TP.HCM vào top 100 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu. Đại diện một tổ chức hỗ trợ startup thẳng thắn nhận xét, thực tế cho thấy khả năng gọi vốn của các startup trong nước vẫn còn thấp, môi trường chính sách chưa thực sự cởi mở và số lượng startup thành công vẫn còn hạn chế. Để vào top 100, TP.HCM cần một cuộc cách mạng thực sự về tư duy hỗ trợ khởi nghiệp. 

THAOLUAN2.png

THAOLUAN3.png

Sự kiện thu hút nhiều ý kiến đóng góp từ đại biểu tham dự.

Qua phần thảo luận tại Hội thảo, một số hướng đi chiến lược được đề xuất nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM tập trung vào các nội dung chính như: cần có sự kết nối giữa doanh nghiệp lâu năm và startup; tổ chức ươm tạo cần tăng cường hỗ trợ không chỉ vốn mà còn cả chiến lược kinh doanh; tạo ra các chương trình hợp tác giữa doanh nghiệp khởi nghiệp và trường đại học để ứng dụng nhanh chóng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn; đầu tư vào các nền tảng công nghệ giúp kết nối startup với nhà đầu tư, các quỹ hỗ trợ và thị trường quốc tế; học hỏi mô hình của các trung tâm khởi nghiệp thành công như Thái Lan, Hàn Quốc, Israel… từ đó áp dụng vào bối cảnh Việt Nam; bổ sung thêm các chính sách ưu đãi thuế, tạo môi trường pháp lý thông thoáng hơn nhằm giúp startup có thể tiếp cận các phòng thí nghiệm, không gian thử nghiệm sản phẩm cũng như các chương trình hợp tác quốc tế nhằm nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu…

Rõ ràng, để đạt được mục tiêu vào top 100 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu không đơn thuần là con số về thứ bậc, TP.HCM cần một chiến lược toàn diện và những hành động cụ thể. Với sự chung tay của chính quyền, doanh nghiệp, nhà đầu tư, cộng đồng khởi nghiệp, TP.HCM hoàn toàn có thể hướng đến mục tiêu trở thành một trong những trung tâm khởi nghiệp hàng đầu khu vực và thế giới trong tương lai. 

Minh Nhã (CESTI)

Trong nghiên cứu này, quy trình kĩ thuật mới được điều chỉnh hoàn thiện, góp phần bổ sung thêm một phương pháp điều trị bệnh lí trĩ hiện nay ở Việt Nam.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vừa tổ chức Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN "So sánh kết quả điều trị sớm và trung hạn của phương pháp tạo hình mô trĩ bằng laser và phẫu thuật Longo". Nhiệm vụ do Bệnh viện Bình Dân chủ trì thực hiện, PGS.TS. Dương Văn Hải làm chủ nhiệm.

01LVKQNCNTDTtaohinhmotribanglaservaptlongoh1.jpg

Đại diện nhóm nghiên cứu (phải) trình bày kết quả của nhiệm vụ và lắng nghe các nhận xét, góp ý tại buổi nghiệm thu 

Đối với bệnh trĩ, laser được sử dụng trong các phương pháp điều trị khác nhau, như là: cắt trĩ thường, triệt mạch búi trĩ và phương pháp tạo hình mô trĩ bằng laser (Laser Hemorrhoidoplasty - LHP). Phương pháp LHP đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, các nghiên cứu về phương pháp này có hoặc không có so sánh với phương pháp khác như phẫu thuật Milligan-Morgan đều ghi nhận các kết quả khả quan như: thời gian phẫu thuật ngắn, thời gian hồi phục ngắn, tỉ lệ biến chứng thấp, ít đau,…

Từ năm 2016, Bệnh viện Bình Dân bắt đầu triển khai thực hiện kĩ thuật tạo hình mô trĩ bằng laser (LHP) để điều trị bệnh trĩ. Trong nhiệm vụ này, nhóm nghiên cứu chọn phẫu thuật Longo làm phương pháp để so sánh. Phẫu thuật Longo là phương pháp điều trị bệnh trĩ có nhiều ưu điểm như thời gian hậu phẫu ngắn, mức độ đau hậu phẫu thấp và thời gian hồi phục ngắn.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu: (1) so sánh kết quả lâm sàng, mức độ đau hậu phẫu và tỉ lệ biến chứng giữa hai phương pháp phẫu thuật; (2) so sánh thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện giữa hai phương pháp phẫu thuật; (3) khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân về phương pháp phẫu thuật và tỉ lệ tái phát trong thời gian 12 tháng sau phẫu thuật.

01LVKQNCNTDTtaohinhmotribanglaservaptlongoh2.jpg

Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ tại Sở KH&CN TP.HCM chiều 27/3 

PGS.TS. Dương Văn Hải cho biết, nhóm nghiên cứu đã thu thập được số lượng mẫu thỏa mãn tiêu chí chọn mẫu là hai nhóm bệnh nhân: nhóm LHP (198 trường hợp) và nhóm Longo (216 trường hợp).

Kết quả cho thấy, đối với mục tiêu (1), hai phương pháp phẫu thuật đều đem lại hiệu quả điều trị và mức độ cải thiện triệu chứng là tương đương nhau. Điểm đau trung bình giữa hai phương pháp phẫu thuật có sự khác biệt ở hậu phẫu ngày 1 với phẫu thuật Longo ít đau hơn có ý nghĩa thống kê, còn ở những ngày hẫu phẫu sau đó ở ngày 7 và 14 thì không có sự khác biệt về điểm đau. Tuy nhiên nếu sử dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng thì điểm đau giữa hai nhóm không có sự khác biệt trong các ngày hậu phẫu. Sự khác biệt tỉ lệ biến chứng chung của nhóm Longo cao hơn nhóm LHP, có ý nghĩa thống kê.

Kết quả đối với mục tiêu (2), thời gian phẫu thuật trung bình ở nhóm LHP ngắn hơn ở nhóm phẫu thuật Longo. Tuy nhiên khoản chênh lệch thời gian phẫu thuật trung bình giữa hai nhóm không lớn. Thời gian nằm viện có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Nhìn chung thời gian nằm viện ở cả hai nhóm ngắn, từ 1 đến 2 ngày.

Kết quả mục tiêu (3) cho thấy, tỉ lệ tái phát sau thời gian theo dõi 12 tháng ở nhóm Longo cao hơn nhóm LHP, có ý nghĩa thống kê (7 trường hợp tái phát ở nhóm Longo và nhóm LHP không ghi nhận tái phát). Tuy nhiên sau khi sử dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng thì tỉ lệ này không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về hai phương pháp phẫu thuật không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mức độ hài lòng của bệnh nhân ở cả hai phương pháp pháp phẫu thuật cao.

01LVKQNCNTDTtaohinhmotribanglaservaptlongoh5.jpg

Các thành viên Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ chụp ảnh lưu niệm cùng nhóm nghiên cứu

Nhìn chung kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp LHP tương đương với phẫu thuật Longo. Nhóm nghiên cứu đề xuất thực hiện LHP như là một phương pháp điều trị bổ sung cho những phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện có tại Việt Nam. Nhiệm vụ đã hoàn thiện quy trình phẫu thuật mới tạo hình mô trĩ bằng laser, có thể đưa vào thực hiện rộng rãi, góp phần tạo niềm tin cho người bệnh khi áp dụng được kĩ thuật chuyên sâu tiến bộ tiệm cận với trình độ của các nước có nền y khoa hiện đại.

Lam Vân (CESTI)

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vừa tổ chức Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu chế tạo màng sinh học từ tế bào gốc cơ thể heo chưa trưởng thành sử dụng trong điều trị tổn thương sụn khớp gối”, mở ra triển vọng cho lĩnh vực y học tái tạo, đặc biệt là trong điều trị tổn thương sụn khớp gối bằng phương pháp cấy ghép tế bào.

 QUANGCANH2.png

Đề tài do TS. Trương Minh Dũng làm chủ nhiệm, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM chủ trì thực hiện.

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Tổn thương sụn khớp gối thường gây đau đớn, hạn chế vận động và là nguyên nhân chính dẫn đến tàn tật ở người lớn tuổi. Hiện nay, các phương pháp điều trị phổ biến gồm vật lý trị liệu, điều trị nội khoa bằng thuốc, phẫu thuật và cấy ghép tế bào. Trong đó, phương pháp ghép tế bào tự thân kết hợp với màng xương cho thấy hiệu quả tích cực trong việc phục hồi tổn thương sụn. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều hạn chế như số lượng tế bào hạn chế, quy trình phẫu thuật phức tạp và thời gian cố định màng xương kéo dài.

Nghiên cứu của nhóm TS. Trương Minh Dũng hướng tới việc sử dụng tế bào gốc từ sụn heo một ngày tuổi để chế tạo màng sinh học thay thế màng xương, giúp tối ưu hóa quy trình điều trị và nâng cao hiệu quả phục hồi sụn khớp. Nhiệm vụ đề tài giúp giải quyết 4 vấn đề cụ thể: (1) Thu thập, phân lập và nuôi tăng sinh tế bào gốc từ mô sụn heo một ngày tuổi; (2) Nghiên cứu phương pháp tạo màng sinh học từ các tế bào này; (3) Xây dựng quy trình sản xuất màng sinh học ở quy mô phòng thí nghiệm; (4) Đánh giá tiền lâm sàng khả năng tái tạo mô sụn trên mô hình động vật.

Trong nghiên cứu, các mẫu mô sụn được thu thập từ heo một ngày tuổi tại Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam. Trước khi sử dụng, các mẫu này trải qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt để đảm bảo không mang mầm bệnh truyền nhiễm như PRRS (cả hai dòng châu Âu và Bắc Mỹ), dịch tả heo, virus PRRS chủng độc lực cao, dịch tả heo châu Phi. Điều này giúp đảm bảo tính an toàn và khả năng ứng dụng thực tế của nghiên cứu.

Từ mô sụn thu thập, nhóm nghiên cứu tiến hành phân lập tế bào gốc bằng phương pháp enzyme tiêu hóa collagenase, sau đó nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để kiểm tra khả năng tăng sinh và biệt hóa. Tế bào gốc được định danh thông qua các dấu ấn bề mặt như CD34, CD45 (âm tính) và CD90, CD105 (dương tính), cho thấy đặc điểm tương tự tế bào gốc trung mô.

BCV2.png

Đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả đề tài tại buổi nghiệm thu.

Một trong những tiêu chí quan trọng của nghiên cứu là đánh giá khả năng tăng sinh và biệt hóa của tế bào gốc từ sụn heo. Kết quả cho thấy, các tế bào này có tốc độ nhân đôi cao, ổn định qua nhiều lần cấy chuyền (đến thế hệ P20). Đặc biệt, chúng có khả năng biệt hóa thành ba dòng tế bào quan trọng trong y học tái tạo: tế bào mỡ, tế bào xương và tế bào sụn.

Cụ thể, biệt hóa thành tế bào mỡ: tế bào được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt và kiểm tra bằng phương pháp nhuộm Oil Red O. Sau 14 ngày, các giọt mỡ được hình thành rõ rệt, chứng tỏ khả năng biệt hóa tốt.
Biệt hóa thành tế bào xương: thử nghiệm nhuộm Alizarin Red sau 21 ngày cho thấy sự hình thành chất khoáng đặc trưng của tế bào xương.
Biệt hóa thành tế bào sụn: tế bào được nuôi cấy thành mô 3D trong môi trường chuyên biệt, với kết quả nhuộm Safranin-O khẳng định sự hình thành của mô sụn.

Từ các tế bào gốc đã phân lập, nhóm nghiên cứu tiến hành nuôi cấy để tạo màng sinh học. Quá trình này bao gồm việc nuôi cấy tế bào với mật độ cao, xử lý loại bỏ tế bào (decellularization) bằng dung dịch SDS 1% kết hợp DNAse. Quá trình tạo màng sinh học được thực hiện bằng cách kết hợp tế bào gốc với giá thể phù hợp, đảm bảo độ bền cơ học và khả năng thích ứng sinh học cao. Màng sinh học sau khi tạo thành được làm khô bằng phương pháp đông khô (freeze-drying) để bảo quản và dễ dàng ứng dụng. 

Kết quả, nghiên cứu đã thành công trong việc tạo ra màng sinh học có cấu trúc tương tự mô sụn tự nhiên, có khả năng hỗ trợ tái tạo mô sụn tổn thương. Thử nghiệm trên mô hình động vật cho thấy màng sinh học này giúp giảm viêm, kích thích tái tạo tế bào sụn, cải thiện chức năng khớp. Đặc biệt, quy trình sản xuất đã được chuẩn hóa ở quy mô phòng thí nghiệm, sẵn sàng để tiến tới các nghiên cứu lâm sàng trên người.

So với các phương pháp truyền thống, màng sinh học từ tế bào gốc heo một ngày tuổi có nhiều ưu thế như: độ tương thích sinh học cao, khả năng hỗ trợ tái tạo mô tốt, nguồn tế bào dồi dào và ổn định, từ đó giúp đơn giản hóa quy trình điều trị, rút ngắn thời gian phẫu thuật, giảm nguy cơ biến chứng. 

 HOIDONG.png
Hội đồng góp ý cho nhóm nghiên cứu tại buổi nghiệm thu.

Bằng cách kết hợp các công nghệ tiên tiến trong phân lập tế bào, nuôi cấy mô và chế tạo vật liệu sinh học, nghiên cứu không chỉ tạo ra hướng đi mới trong điều trị tổn thương sụn khớp gối mà còn mở ra tiềm năng lớn cho lĩnh vực y học tái tạo. Việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, thử nghiệm lâm sàng, cũng như mở rộng hợp tác nghiên cứu sẽ là những bước tiếp theo để đưa công nghệ này vào thực tế, mang lại lợi ích thiết thực cho bệnh nhân và ngành y học hiện đại. 

Đề tài của nhóm đã được Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM nghiệm thu, kết quả đạt. 

Minh Nhã (CESTI)

Sáng ngày 27/3, trong khuôn khổ Tuần lễ Công nghệ Anh tại Đông Nam Á, Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP.HCM đã có buổi tiếp đón và làm việc với Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, ông Iain Frew. Cuộc gặp gỡ đánh dấu bước tiến mới cho quan hệ hợp tác giữa TP.HCM và Vương quốc Anh trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

BUOILAMVIEC.png

Quang cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, Đại sứ Iain Frew đánh giá cao những nỗ lực của TP.HCM trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đặc biệt là trong bối cảnh Thành phố đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ theo định hướng của Nghị quyết 57-NQ/TW. Phía Vương quốc Anh bày tỏ mong muốn cùng TP.HCM xây dựng các chính sách và chương trình hợp tác mang tính dài hạn, qua đó tận dụng thế mạnh của cả hai bên.

DAISUANH.png

Đại sứ Vương quốc Anh - Iain Frew (giữa) phát biểu tại sự kiện

Chia sẻ với phái đoàn Vương quốc Anh, ông Lâm Đình Thắng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, Thành phố đang triển khai Chiến lược đột phá 1-4-1 nhằm đạt tăng trưởng hai con số và trở thành trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực. Chiến lược này bao gồm 1 trung tâm tài chính quốc tế, 4 lĩnh vực trọng điểm (công nghệ cao đa mục tiêu, khu công nghiệp công nghệ cao, giáo dục và y tế chất lượng cao), cùng 1 hạ tầng chiến lược (hạ tầng giao thông và hạ tầng số). 

Trên tinh thần đó, TP.HCM đang nghiên cứu các chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy khoa học công nghệ và thu hút đầu tư. Vì vậy, Thành phố rất mong nhận được sự tư vấn, hỗ trợ của Vương quốc Anh đối với những hoạt động cụ thể như: tư vấn chiến lược phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ; kết nối và trao đổi chuyên gia, tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn về khoa học công nghệ; hỗ trợ TP.HCM trong việc xây dựng môi trường đổi mới sáng tạo, trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo; phối hợp tổ chức các sự kiện quốc tế về khoa học công nghệ tại TP.HCM; hỗ trợ TP.HCM trong việc xây dựng chính sách và môi trường thúc đẩy chuyển đổi số, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; giới thiệu các quỹ đầu tư và các công ty công nghệ lớn của Anh để hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM trong quá trình chuyển đổi số…

SEPTHANG1.png

Ông Lâm Đình Thắng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM (giữa) phát biểu tại sự kiện

Qua trao đổi, hai bên thống nhất sẽ hợp tác ở các lĩnh vực ưu tiên như chính sách và quy chuẩn công nghệ; trí tuệ nhân tạo (AI) và chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số và quản lý dữ liệu lớn; đào tạo và trao đổi nhân lực. 

Theo đó, một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược hợp tác giữa hai bên là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). TP.HCM đang hướng đến việc trở thành trung tâm nghiên cứu và ứng dụng AI hàng đầu khu vực. Để làm được điều này, TP.HCM cần đầu tư, phát triển hạ tầng không chỉ là cơ sở vật chất mà còn là nhân lực, tất cả phải hướng đến mục tiêu đạt chuẩn quốc tế. Vương quốc Anh, với hệ sinh thái công nghệ phát triển mạnh mẽ, sẽ hỗ trợ Thành phố trong việc xây dựng nền tảng AI, đào tạo nhân lực chất lượng cao, đào tạo về quản trị AI dành cho các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, giúp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ vào thực tiễn.

Song song với AI, phát triển hạ tầng số và quản lý dữ liệu lớn cũng được coi là trọng tâm hợp tác. TP.HCM đang đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử và thúc đẩy kinh tế số. Vương quốc Anh, với những thành tựu về công nghệ blockchain, điện toán đám mây và an ninh mạng, cũng có đề xuất hỗ trợ Thành phố trong việc xây dựng các trung tâm dữ liệu hiện đại, tối ưu hóa hệ thống lưu trữ và bảo vệ dữ liệu, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý hành chính công.

Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của TP.HCM. Với hệ thống giáo dục tiên tiến, Vương quốc Anh sẽ hỗ trợ TP.HCM thông qua các chương trình liên kết đào tạo với nhiều trường đại học hàng đầu, cấp học bổng cho sinh viên theo học những ngành công nghệ mũi nhọn và tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu dành cho cán bộ nghiên cứu và quản lý trong lĩnh vực KH&CN. 

Ngoài ra, TP.HCM đã và đang triển khai các chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các công ty công nghệ từ Anh có thể đầu tư và phát triển tại Thành phố. Trong thời gian tới, hai bên sẽ hợp tác trong việc tổ chức các chương trình ươm tạo doanh nghiệp, kết nối startup với các quỹ đầu tư từ Anh, tạo ra các sân chơi công nghệ, hackathon để thúc đẩy sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ số, y tế và giáo dục.

LUUNIEM.png

Đại diện hai bên chụp hình lưu niệm

Trong cuộc họp, Đại sứ Vương quốc Anh chính thức gửi lời mời đến Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cùng các doanh nghiệp công nghệ trong nước tham gia sự kiện Tuần lễ công nghệ tại London vào tháng 6 năm nay. Đại sứ nhấn mạnh rằng Tuần lễ công nghệ sắp tới là cơ hội tốt để TP.HCM học hỏi từ những đổi mới sáng tạo toàn cầu, đồng thời, thúc đẩy hợp tác thương mại, tìm kiếm các đối tác chiến lược và thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. 

Với những nội dung hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, TP.HCM và Vương quốc Anh đang đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ đối tác lâu dài. Không chỉ giúp TP.HCM tăng cường năng lực công nghệ, chiến lược hợp tác này còn mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp, cũng như nhà khoa học hai nước, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.

Minh Nhã (CESTI)

Ngày 25/3, ông Lâm Đình Thắng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) chủ trì buổi làm việc với nhóm đại diện đến từ Tổ chức Silver Lion Singapore. Hai bên đã chia sẻ các thông tin và thảo luận về khả năng kết nối hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo, phát triển hệ sinh thái công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chia sẻ tại buổi làm việc, bà Trần Tuệ Tri (Cố vấn Silver Lion -  Singapore) cho biết, Silver Lion hiện tập trung vào các hoạt động kết nối và xây dựng hệ sinh thái công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo và phát triển nhân lực. Silver Lion cũng đang hình thành mạng lưới kết nối toàn cầu với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm thành công từ Singapore về đổi mới sáng tạo, kết nối nguồn lực tri thức trẻ toàn cầu với TP.HCM.

Bà Nguyễn Thanh Tuyền (CEO Silver Lion – Singapore) cho biết, các lĩnh vực công nghệ Silver Lion đang tập trung là trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, robot và tự động hóa, blockchain. Bà cho rằng, những lĩnh vực này đang được TP.HCM quan tâm và có thể ứng dụng hữu ích trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, sức khỏe và y tế, giáo dục, kinh tế xanh, môi trường, năng lượng,… Chính phủ Việt Nam cũng đang triển khai các chương trình lớn nhằm tạo ra bước tiến đột phá về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đây là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác quốc tế, kết nối hỗ trợ hệ sinh thái công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Silver Lion đề xuất hướng hợp tác với TP.HCM trong việc hình thành sáng kiến hỗ trợ các nhà đầu tư và cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam; tổ chức tọa đàm chuyên sâu về công nghệ (AI, bán dẫn, robotics, tự động,…); kết nối hợp tác về công nghệ và đầu tư quốc tế thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm; giao lưu công nghệ quốc tế và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giữa TP.HCM với Singapore và các quốc gia khác trên thế giới; hình thành không gian hỗ trợ hệ sinh thái công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam;…

Cụ thể, Silver Lion mong muốn hợp tác với Sở KH&CN TP.HCM để hỗ trợ quảng bá thương hiệu Thành phố và Sở trên phạm vi toàn cầu; kết nối tiếp cận ứng dụng công nghệ mới và nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghệ Việt Nam; kết hợp tổ chức một số sự kiện, hội nghị quốc tế, cuộc thi về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đào tạo, ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao;…

Silver Lion mong muốn kết nối, hợp tác với TP.HCM để có thể đóng góp những bài học kinh nghiệm quý báu, cũng như "tận dụng" được nguồn lực sẵn có từ Singapore cho việc phát triển hệ sinh thái công nghệ và đổi mới sáng tạo của TP.HCM và Việt Nam, bà Trần Tuệ Tri chia sẻ.

05HDKHLVSoKHCNtiepSilverLionh4.jpg

Buổi làm việc diễn ra tại Sở KH&CN TP.HCM (trụ sở 59 Lý Tự Trọng, Quận 1) 

Trao đổi tại buổi làm việc, ông Lâm Đình Thắng (Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM) cho biết, hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Thành phố ngày càng lớn mạnh và đang nỗ lực nâng tầm thương hiệu quốc tế, cải thiện môi trường kinh doanh đầu tư để thu hút các nhà đầu tư, chuyên gia công nghệ, cũng như các startup quốc tế đến TP.HCM. Bên cạnh đó, Thành phố đẩy mạnh các sự kiện/hội nghị có tính quốc tế về lĩnh vực đổi mới sáng tạo, cụ thể như Tuần lễ Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM (WHISE) được tổ chức thường niên. Thành phố cũng đang chuẩn bị khánh thành Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo, một trong những không gian hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kết nối hợp tác quốc tế về lĩnh vực đổi mới sáng tạo,…

Sở KH&CN nhận thấy những điểm tương đồng, phù hợp trong các ý tưởng hoạt động này. Do vậy, việc kết nối hợp tác giữa hai bên, đặc biệt là các hoạt động của không gian Innovation Hub TP.HCM và Singapore là rất thuận lợi, ông Thắng đánh giá.

Thảo luận về các hoạt động hợp tác sắp tới, ông Trần Ninh Đông (quyền Trưởng phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và Đổi mới sáng tạo – Sở KH&CN TP.HCM) cho biết, Saigon Innovation Hub đã và đang triển khai nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt chủ trương đẩy mạnh kết nối hợp tác với các đối tác quốc tế (đến từ Úc, Áo, Singapore,…) nhằm tìm kiếm, hỗ trợ ươm tạo dự án khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, AI, chuyển đổi số, nông nghiệp, giáo dục, y tế, phát triển bền vững, hiệu quả năng lượng và môi trường. Do vậy, hai bên có thể thảo luận về kế hoạch, phương án phối hợp cụ thể trong các hoạt động này, cũng như các sự kiện đổi mới sáng tạo mà Silver Lion đề xuất. Cùng với đó, Silver Lion có thể nghiên cứu thiết lập ý tưởng kết nối hợp tác, tham gia vào các hoạt động của Trung tâm Khởi nghiệp Sáng tạo Thành phố sắp tới và một số sự kiện lớn, hội nghị quốc tế tại TP.HCM dự kiến diễn ra trong năm 2025.

Lam Vân (CESTI)